Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương(Bài làm của học sinh lớp 11A3 Trường THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ)

Đề bài: Anh (Chị) hãy bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương 

BÀI LÀM

       Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương là nhà thơ phóng túng, nhưng thường gò bó vào khuôn sáo nên dù có thực tài nhưng mãi mới đỗ tú tài. Ông sinh ra trong giai đoạn xã hội nhiều biến động, những điều ngang tai trái mắt hàng ngày cứ hiển hiện trước mắt ông tạo thành hai chủ đề lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng. Nhưng dù trào phúng hay chữ tình thì đều có cái nhìn sắc sảo của một nhà nho có tâm và tài. Nhân vật trữ tình trong thơ Tú Xương xuất hiện với đầy đủ dáng vẻ và tâm hồn, thể hiện tinh thần phản kháng trước thời cuộc lúc bấy giờ với những câu thơ phê phán sâu cay mặt trái xã hội vì thế giọng thơ thường chua cay.

binh-giang-bai-tho-thuong-vo-cua-tran-te-xuong

Nhắc tới Tú Xương, người đọc nhớ tới hơn là tấm lòng yêu thương vợ, biết trọng nhân cách và mang nỗi đau không nguôi của một trí thức trước thời cuộc. Với bài thơ Thương vợ, mang đặc trưng của mảng thơ trữ tình thể hiện tấm lòng của nhà thơ với người vợ đầu gối tay ấp thương yêu chồng con. Thương vợ là sự ngợi ca đức hy sinh của người phụ nữ và sự thấu hiểu của người chồng. Bài thơ phần nào cho ta thấy nhân cách của một nhà thơ, một người đàn ông nhưng cũng chính là tâm sự chua chát của người chồng, người cha trong xã hội đảo điên biến họ thành người vô tích sự với gia đình, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Xưa kia, vì quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ, người đàn ông, người chồng thường ngại bộc lộ tình cảm của mình nhất là qua văn chương. Thế kỷ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã trực tiếp bày tỏ tình yêu thương đối với vợ ngay khi vợ mình còn sống cũng vì thế Thương vợ của Tú Xương là bài thơ nổi tiếng hơn cả:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lận lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên ai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Loading...

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người vợ tảo tần, biết hy sinh cho chồng con và một người chồng biết trân trọng vợ hết mực. Người vợ trong bài thơ kinh doanh ở mom sông, hình ảnh mom sông nơi mà người vợ kiếm sống mưu sinh cho cả gia đình lèo tèo đôi ba gánh hàng, thu nhập chả đáng là bao. Công việc vất vả, thu thập ít ỏi.

Trong thơ Tú Xương ông không dùng hình ảnh con cò mà là thân cò để nói lên thân phận mỏng manh, nhỏ bé trước bao vần vũ cuộc đời của người phụ nữ phải lăn lộn, bươn chải với cuộc sống nuôi chồng, nuôi con. Gặp quãng vắng phải lặn lội, khi đò đông chịu cảnh eo sèo, những hình ảnh giàu tính biểu cảm gợi liên tưởng hình ảnh người phụ nữ gầy yếu như thân cò, với gánh nặng trên vai bước trên con đường lầy lội. Đó là hình ảnh người vợ trong mắt Tú xương, vợ ông không hề kêu ca một lời mà chịu đựng những khó khăn của cuộc sống. Đây cũng là đức tính thường thấy của người phụ nữ phương Đông.

binh-giang-bai-tho-thuong-vo-cua-tran-te-xuong

Người phụ nữ lấy chồng mong muốn được bờ vai chia sẻ để hưởng niềm hạnh phúc sung sướng nhưng với bà Tú thì chỉ thêm một món nợ trong đời, Tú Xương nói lên những thiệt thòi của người vợ, nói lên đức hy sinh của người vợ, người mẹ của các con mình. Ngẫm vợ mình lấy phải người chồng bạc bẽo, chỉ ăn không ngồi rồi, không giúp gì được cho vợ con, có chồng mà như không.

Trong người đàn ông ấy, thấy rõ mọi sự đắng cay cực nhọc và thấu hiểu mọi nỗi cô đơn mà vợ mình âm thầm chịu đựng. Bài thơ là bản tự kiểm điểm nghiêm khắc của nhà thơ với chính mình vì thế mỗi lời thơ như tiếng thở dài xót xa của một con người đầy trách nhiệm, là tấm lòng thương yêu và biết ơn của người chồng dành cho người vợ thảo hiền, vì mình mà phải chịu nhiều đắng cay khổ cực.

Sinh ra trong thời kỳ đất nước nhiều biến động, Hán học thất thế, Tú Xương không giúp gì được cho vợ con, vì thế ông đã gửi gắm vào trong thơ. Bài thơ Thương vợ cho thấy sự thấu hiểu và trân trọng tình cảm của người vợ. Tú Xương đã để lại cho nền văn học Việt Nam hình tượng đẹp về người phụ nữ phương Đông bằng ngôn ngữ dung dị, mang màu sắc dân gian chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Chất trữ tình và chất trào phúng được đan cài vào nhau với một cảm xúc mới lạ cho người đọc, và Thương vợ cho đến ngày nay vẫn được xem là bài thơ hay nhất viết về người vợ trong văn học Việt Nam.

Tác giả: ANH ĐÀO

Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *