Home / NHỮNG BÀI VĂN HAY / Giới thiệu về chiếc Nón lá Việt Nam

Giới thiệu về chiếc Nón lá Việt Nam

(Những bài văn hay) – Anh (Chị) hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Cẩm Giàng – Hải Dương).

Đề bài: Giới thiệu về chiếc Nón lá Việt Nam

BÀI LÀM

       Nón lá từ bao đời nay là bạn của nhà nông. Nước ta nắng lắm mưa nhiều vì thế nón lá là vật dụng không thể thiếu trong sản xuất lao động và trong cuộc sống thường ngày. Không chỉ có giá trị thực dụng nón lá còn được sử dụng với giá trị thẩm mĩ.

     Không ai có thể nói chính xác nón lá có từ bao giờ. Có lẽ từ rất lâu đời rồi con người đã biết tạo ra chiếc nón để che nắng, che mưa. Chỉ biết trên trống đồng Ngọc Lũ người xưa đã trạm khắc hình tượng con người đội nón lá chèo thuyền, giã gạo đánh trận… Càng ngày chiếc nón càng được cải tiến đẹp hơn. Đặc biệt từ thế kỉ XIII thời nhà Trần nón lá được sử dụng như hình với bóng trong mọi hoạt động con người Việt Nam, không phân biệt giới tính địa vị tuổi tác. 

 Có những loại nón lá, nón có chóp nhọn hoặc hơi tù hình chóp rất thông dụng. Nón thúng quai thao thường theo bước các liền anh liền chị trong làn điệu quan họ Bắc Ninh đến với nhiều vùng miền của đất nước, nón thúng không có chóp mái bằng, phía bên trong có vành tròn vừa với đầu người đội. Nón ba tầng cũng giống hình nón thúng song mảnh dễ hơn. Nón bài thơ nổi tiếng ở quê hương xứ Huế thường mỏng có in hình bài thơ phía bên trong đằm thắm trữ tình. Có nhiều nơi sản xuất nón nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nón làng Chuông, nón Huế.

gioi-thieu-ve-chiec-non-la-viet-nam

  Chất liệu làm nón gồm có nan che, lá nón, dây cước. Lá nón thường làm bằng lá cọ ngoài ra có thể làm bằng lá cối, hồ, qui điệp. Lá nón thường chọn loại lá bánh tẻ, phơi được nắng có tẩy một chút cho lá trắng. Dùng bàn là gang lá phảng, buộc lang, tre rừng cũng được ép phẳng các vanh con đường kính chỉ to hơn đầu tăm một chút. Còn vành cái đường kính bằng khoảng đầu đũa. Người thợ thủ công đặt các vanh con vào khung nón trải lượt lá nón bên trong rồi đến lớp buộc lang cho nón cứng khỏe bên ngoài là lớp lá nón đẹp phần chóp nón được khâu khá kĩ để dấu các mối nối giữa các lá nón. Tiếp theo người thơ khâu lá nón vào vanh con từ chóp xuống theo các đường hình tròn của khung mũi cước phải đều mới đẹp. Mái nón phải phẳng đến giữa nón người ta có thể cho các hình trang trước bên trong khâu hết mười sáu vanh con thì đến vanh cái bên ngoài phải có vanh đè để che đầu các lá cọ. Sau cùng là công đoạn tết nôi bằng dây len đan chéo vào nhau rất thẩm mĩ.

Loading...

Nón lá có nhiều công dụng trong đời sống. Trước hết là giá trị " thực dụng" che nắng, che mưa. Sau đó phải kể đến các giá trị khác mà nón lá đã đi vào thơ ca nhạc họa. Khi tiễn con về nhà chồng, người mẹ thường đặt vào tay con chiếc nón lá như lời nhẵn gửi yêu thương. Buổi tiễn đưa người yêu hoặc chồng ra trận, cô gái thường đội chiếc nón có quai màu tím. Chỉ bấy nhiêu thôi mà thay cho bao lời hứa hẹn thủy chung đợi chờ làm yên lòng người ra trận. Người xưa còn ví: 

" Chồng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như gái không chồng"

 Rồi câu ca dao đằm thắm trữ tình cũng mượn hình ảnh chiếc nón để bày tỏ yêu thương:

" Qua đình ngả nón chông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".

Và lời thơ của Đỗ Trung Quân cũng từng được phổ nhạc in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam:

" Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng tre".

Ta từng thấy nón lá có vai trò như thế nào trong đời sống tâm hồn con người Việt Nam. Sau vành nón lá nụ cười đôi mắt duyên dáng e ấp của cô gái đã khiến bao chàng trai siêu lòng. Nón lá cùng với áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá là một vật dụng được làm bằng những chất liệu từ cỏ cây lên cẩn thận trong sử dụng bảo quản mới bền đẹp. Khi mới mua, người thợ nón thường quay một lớp dầu thông bên ngoài nón. Lớp dầu đó làm cho nón bóng đẹp. Và quan trọng khi trời mưa, nước mưa khó thấm vào lá nón. Nó trôi toạt đi lá nón được bảo vệ. Khi đội về ta nên treo nón lên cao tránh để vật dụng nặng đè vào nón khiến nón gãy bẹp.

    Ngày nay những chiếc mũ vải thời trang trong đời dần thay thế nón lá bởi nó gọn, nhẹ, bền, đẹp. Nhưng nón lá đã đi vào tiềm thức, nghệ thuật nên nó còn mải với người dân Việt Nam. Các bà các mẹ, các chị đội nón đi chợ, đi làm, đi chơi. Chiếc nón luôn song hành cùng người phụ nữ Việt Nam.

Tác giả: ANH ĐÀO

Giới thiệu về chiếc Nón lá Việt Nam
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *