Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nét mới của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Nét mới của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

(Văn mẫu lớp 9) – Hãy phân tích những nét mới của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân. ( Bài làm của HSG Trường THCS Nhân Quyền.

Đề bài: Nét mới của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

BÀI LÀM

        Nhà văn Bùi Hiển đã từng chia sẻ rằng " Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát triển bất ngờ về con người". Qủa đúng như vậy qua mỗi một thời đại hình ảnh con người được những người nghệ sĩ tái hiện khắc họa lại có thêm những nét mới mẻ nhưng vô cùng chân thực. Tác phẩm " Làng" của Kim Lân cũng như vậy, ông đã thành công khi đưa hình ảnh mới của người nông dân sau cách mạng qua nhân vật ông Hai.

        Truyện ngắn " Làng " được Kim Lân sáng tác vào năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt, khó khăn. Truyện đã diễn tả chân thực sinh động tình yêu làng quê của ông Hai. Một người nông dân rồi làng di tả cư. Ông vốn là người nông dân thật thà chất phác đi đến đâu ông cũng khoe về làng để rồi khi nghe tin dữ làng mình theo giặc ông nảy sinh những tình cảm suy nghĩ vô cùng sâu sắc thể hiện tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Để rồi từ đó Kim Lân đã cho người đọc ta thấy hình tượng người nông dân mới có nhiều quyền lợi hơn do Đảng và chính quyền đã đem lại khác hẳn so với người nông dân thời đại trước như chị Dậu, Lão Hạc khi chưa có ánh sáng cách mạng soi chiếu.

Nét mới đầu tiên ở nhân vật ông Hai đó chính là sự hiểu biết, quyền sống hơn so với người nông dân thời đại cũ. Ông Hạc, chị Dậu khi xưa chỉ biết quanh quẩn ở lũy tre làng chỉ bán mặt cho đất bán lưng cho giời nhận thức của họ hạn chế do không biết chữ, bọn chính quyền cũ là chức sắc trong làng, bọn Tây chèn ép bóc lột trăm bề nên tình cảm của họ cũng bó hẹp ở tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm. Ông Hai lại khác ông được học hành bình dân học vụ đặc biệt Đảng và nhà nước đã đem lại cho ông quyền làm chủ bản thân ông có quyền ở lại làng cùng kháng chiến cùng anh em du kích hoài đi tản cư do ông quyết định. Do hoàn cảnh neo người lại được anh em đồng chí động viên đi tản cư cũng là kháng chiến ông mới dứt áo ra đi mà canh cánh nỗi lòng nhớ làng quê da diết.

net-moi-cua-nhan-vat-ong-hai-trong-truyen-ngan-lang-cua-kim-lan

không chỉ vậy, ở nhân vật ông Hai ta còn thấy sự phát triển bất ngờ mới mẻ về nhận thức trước cách mạng Ông Hai khoe về cái sinh phần cưa viên quan tổng đối làng ông to đẹp với mọi người. Sau cách mạng ông Hai hiểu ra vài thù cái sinh phần ấy vì nó người làng ông phải đi phụ hồ phục vụ địch khốn khổ, bản thân ông cũng là nạn nhân bị chồng gạch đổ vào người bại cả bên hông, giờ đây ông khoe làng ông giàu đẹp lúc nào cũng sầm uất như đô thị và đặc biệt là tinh thần kháng chiến sôi nổi ai ai cũng hưởng ứng. Ngay cả các ông cụ cũng đi tập quân sự, rồi là ông khoe cái chôn phật thanh cao bằng ngọn tre chiều chiều phát thanh cả làng nghe thấy, từ đầu làng đến cuối làng đều được lát gạch dù trời có mưa đi ra đường bùn không dính gót chân. Kim Lân còn phát hiện ra nét mới của người nông dân sau cách mạng tháng tám quan tâm đến tình hình thời sự chính trị của đất nước, lạc quan tin vào chiến thắng của dân tộc đó là điều mà người nông dân trong xã hội cũ như chị Dậu, Lão Hạc không có được, cách mạng đã đổi đời cho người nông dân giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn.

Nhưng có lẽ đặc biệt nhất của ông Hai đó là sự đổi mới trong tình cảm tư tưởng. Từ phòng thông tin đi ra thấy mấy người tản cư mới lên nói về làng ông, ông đã nóng lòng hỏi thăm tin tức nhưng ngược lại với niềm vui mong chờ của ông là tin dữ " cả làng chúng nó Việt gian theo Tây" tác giả đã khắc họa tâm trạng của nhân vật ông qua nhiều chi tiết " cổ ông lão nghẹn ẳng hẳn lại, da mặt tê rân rân tưởng chừng đến không thở được". Tình huống đẩy đến cao trào đỉnh điểm để thử thách nhân vật, bộc lộ tinh tế thế giới nội tâm. Ông đau đớn, bàng hoàng, sửng sốt như sét đánh ngang tai. Ông cố không tin cái tin ấy băn khoăn hỏi lại nhưng lời người ta nói rõ ràng rành rọt quá lại có thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng ông rồi khiến ông không thể không tin. Ông đã lảng tránh chạy trốn như chính mình là người có tội " Hà nắng gơm về nào". Tác giả đã tạo ra tình huống đột ngột bất ngờ để khắc họa thế giới nội tâm nhân vật.

Loading...

Khi mới về đến nhà ông Hai khóc thương lũ con mang tiếng là người Việt gian. Nỗi niềm của người cha thương con gắn liền với hoàn cảnh chung làng quê đất nước bằng lời độc thoại nội tâm thông qua câu hỏi tu từ. Tác giả sử dụng hàng loạt các câu hỏi kết hợp với thán từ bộc lộ cảm xúc tâm trạng băn khoăn của ông Hai đau đớn xót xa, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng mình. Khi trò chuyện với vợ cuộc hội thoại có ba lượt trào nhưng chỉ có hai lượt đáp bằng câu hỏi lại, gắt lên, tâm trạng nặng nề không muốn nói chuyện. Sau đó mấy hôm, ông Hai không dám đi đâu cứ ru rú ở góc nhà lúc nào cũng để ý nóm nếp chột dạ cứ thấy người ra túm năm tụm ba là lại nghĩ đang bàn truyện ấy cứ nghe Tây cam nhông, Việt gian là ông lại nghĩ người ta đang nói mình nên lại nui vào góc nhà nín thin thít. Tài năng miêu tả tâm lí của Kim Lân diễn tả nỗi buồn lo luôn thường trực trong ông Hai ám ảnh lâu ngày. Điều mà ông Hai sợ nhất đã xảy ra bà chủ đánh tiếng đuổi gia đình ông đi, gia đình ông không còn chỗ ở nữa. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm diễn tả tâm trạng đau đớn của ông Hai. Ông rơi vào trạng thái bế tắc, " không ai người ta chứa", " không ai người ta buôn bán mấy". Bất chợt ý nghĩ " hãy là quay về làng" nảy ra nhưng ông dập tắt ngay suy nghĩ ấy " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thề phải thù". Tình yêu nước rộng lớn hơn bao trùm lên tình yêu làng quê. Đó là sự đổi mới mạnh mẽ lớn nhất rõ rệt của người nông dân sau cách mạng tháng Tám, tình yêu đất nước là tình cảm thiêng liêng nhất lớn lao nhất nó thâu tóm mọi tình  cảm khác đòi hỏi các tình cảm khác phải hi sinh khi có mâu thuấn. Câu văn mười ba kẻ mà chất chứa được hết nỗi đau nhân thế sự éo le. Mười ba từ ghi lại được nhịp máu trong tim gói cả hơi thở trong lồng ngực và kết đọng tình cảm nồng ấm với đất nước của ông Hai. Một câu văn giản đơn mà có sức lan tỏa ngàn chốt " Dòng suối để vào dòng sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn ga và đại trường giang đổ ra biển lớn rất đúng". Đây cũng là cách Kim Lân li gián sức mạnh trân dấn sức mạnh đại chúng là cội nguồn sức mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật là kết quả của quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt. Ông Hai đã tìm cách tháo lẻo những mâu thuấn lẻo rắc trong lòng bằng cách trò chuyện với thằng con út. Đoạn văn đối thoại mà như độc thoại bởi thằng út ngây thơ, ngôn từ giản dị, mộc mạc, đậm chất khẩu ngữ. Ông hỏi " Thế con là con ai" như muốn người nghe phải đứng về phía mình một cách tuyệt đối ủng hộ ông hoàn toàn. Cũng như câu nói của thằng con út ông rất muồn về làng ông yêu nhớ nó lắm dù theo nó nhưng lại càng không thể dứt nó. Yêu nước ủng hộ kháng chiến mà biểu tượng cụ Hồ tình cảm kính yêu lãnh tụ nhân dân ta. Nước mắt chân thành của một lão nông dân dành cho đất nước lại tuôn rơi như một lời thề thiêng liêng " chết thì chết có bao giờ dám đơn sai".

Khi nghe được tin cải chính ông Hai trở về với tính cách như xưa hay nói hay cười hay khóc mua quà cho con, gương mặt tươi vui rạng rỡ lắm. Ông khóc với bác Thứ với ông chủ nhà người ta chưa kịp hiểu câu chuyện của ông đã bơ đi khoe cho người khác biết. Ông Hai rất nóng lòng muốn thanh minh làng mình trong sạch. Ông khoe nhà cụ Tây đốt nhắn còn ông vật chất không quan trọng bằng danh dự đó là minh chứng cho làng ông trong sạch trong sự cháy tàn cháy rụi của nhà ông là sự phục sinh của làng chợ Dầu. Cách xưng hô không nhất quán lúc xưng tôi lúc xưng em chỉ ông Hai vui sướng quá không làm chủ bản thân.

Qua truyện ngắn " Làng " nói chung và nhân vật ông Hai nói riêng ta thấy được thấu hiểu nét đẹp của hình tượng tiêu biểu điển hình cho người nông dân Việt Nam trong ngày toàn quốc kháng chiến. Sự chuyển biến tích cực về tình cảm suy nghĩ thể hiện tình cảm hồn nhiên của nhân vật. Chắc hẳn Kim Lân phải am hiểu đời sống, tình cảm của người nông dân lắm thì mới có thể nhìn thấy được những nét đổi mới như thế. Nhà văn được trải nghiệm qua cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám giành độc lập ông đã thấy được vai trò to lớn của người nông dân trong cuộc giải phóng dân tộc nên nhân vật ông Hai được xây dựng ở vị trí con người làm chủ đất nước sẵn sàng hi sinh tài sản tính mạng của mình cho cách mạng. Đó là nhận thức vô cùng tiến bộ của nhân vật cũng như chính nhà văn. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự thành công nghệ thuật: Cốt truyện tâm lí chú trọng các tình huống bên trong nhân vật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, tình huống bất ngờ kịch tính, ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa mới lạ ở nhân vật ông Hai vô cùng đặc sắc.

     Như vậy, qua truyện ngắn " Làng " Kim Lân đã tái hiện được người nông dân thời kì kháng chiến với những nét mới vô cùng đẹp đẽ đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà thơ với lớp người nông dân thật thà chất phác. Chính vì vậy " Kim Lân xứng đáng được vinh danh là nghệ sĩ của lịch sử tâm hồn".

Tác giả: Anthony HỒNG VŨ

Nét mới của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
3.67 (3) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *