Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành

Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành

(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy phân tích bài Thái Phó Tô Hiến Thành.( Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 10 trường THPT Bình Giang – Hải Dương).

Đề bài: Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành

BÀI LÀM

Trong mỗi thời đại lịch sử nào của dân tộc đều có những anh hùng với những phẩm chất cá nhân nổi bật và được mọi người kính trọng. Những người họ đều được mọi người nể phục và đưa vào trang sử sách. Và Tô Hiến Thành cũng không ngoại lệ. Và ông đã được đưa vào trong tác phẩm lịch sử Thái phó Tô Hiến Thành trích  Đại Việt sử kí – ghi chép lịch sử nước ta từ thời Triệu Đà đến thời Lý Chiêu Hoàng. Thái phó Tô Hiến Thành là vị quan có nhân cách lớn, luôn vì nước vì dân.

Bài Thái phó Tô Hiến Thành gồm hai sự kiện trọng đại tác động đến bước đi của lịch sử nước ta thời Lý đó là việc tôn lập nhà vua và việc chọn người tài đức để giữ thay chức Tể tướng.

phan-tich-bai-thai-pho-to-hien-thanh

Đoạn trích này chủ yếu nói về tác giả Tô Hiến Thành – Một đại thần của triều đình nhà Lí có tài năng và nhân cách hơn người. Ở trong sự kiện thứ nhất thì tác giả đã khắc họa tính cách của Tô Hiến Thành bằng việc kết hợp giữa lời nói và việc làm của ông. Ở sự kiện thứ hai thì tác giả đã chủ yếu kể về những lời nói của ông trước khi mất.

Với sự kiện đầu tiên diễn ra năm 1175 thời Lý, vua Lí Anh Tông mất, thế tử Long Cán lên ngôi khi mới hai tuổi, sau này lấy tên hiệu là vua Lí Cao Tông. Theo bản di chúc của nhà vua Lý Anh Tông, thì Tô Hiến Thành đang là Tể tướng phải đứng ra phụ chính cho ấu chúa.Chính vì thế Tô Hiến Thành là người quyết định trong việc nối ngôi của Long Cán. Còn Thái hậu họ Đỗ là mẹ của Long Cán và Long Sưởng muốn lập Long Sưởng – anh của Long Cán và phế Long Cán vì trước đây Long Sưởng đã được lập làm Thái tử nhưng vì mắc lỗi nên bị phế chức.Từ đây những mâu thuẫn gay gắt bắt đầu nảy sinh từ đó. Nhưng chính sự phức tạp ấy của triều đình đã làm nổi bật được lòng trung thành tuyệt đối và những nhân cách cứng cỏi của Tô Hiến Thành.

Thái hậu biết rõ tầm quan trọng của Tô Hiến Thành nên đã từng bước lôi kéo Tô Hiến Thành. Thái hậu rất tinh vi lần thứ nhất bà lợi dụng thời cơ Tô Hiến Thành đi vắng, bà đến nhà ông để mua chuộc vợ ông bằng tiền vàng lụa ngọc. Thế nhưng ông nhận đinh không nhận, ông khéo léo giảng giải cho vợ mình để bà không nhận.đối với ông việc giúp đỡ ấu chúa lên ngôi và thực hiện lời Tiên Vương là một nhiệm vụ cao cả của bậc bề tôi. Từ đó cho thấy ông quả là một vị thần chung thành với vua dốc hết lòng vì đất nước. Lòng chung thành khẳng khái liêm khiết của ông bao nhiêu vàng lụa ngọc ngà của bà thái hậu kia đều không thể mua nổi.   

phan-tich-bai-thai-pho-to-hien-thanh

Loading...

Tiếp theo, Thái hậu đã dùng những miếng mồi danh vọng và phú quý nhất để trực tiếp dụ dỗ bằng được Tô Hiến Thành. Lời của Thái hậu vừa có vẻ ca ngợi ông, vừa đánh trúng tâm lí của người lớn tuổi.Bước tiếp theo này cũng thất bại, Thái hậu liều lĩnh bất chấp tất cả triệu Long Sưởng lên và lập làm vua.

Qua các thủ đoạn của Thái hậu đã làm để dụ dỗ Tô Hiến Thành ta có thể thấy Thái Hậu là một người rất nham hiểu, có thể bất chấp làm mọi việc sai trái để thực hiện được mục đích của mình.

Trước những âm mưu nham hiểm của Thái hậu, Tô Hiến Thành đã rất khôn khéo để đánh bại âm mưu đó. Đầu tiên Tô Hiến Thành dùng đạo lí làm người trách nhiệm của Tể tướng để khuyên bảo vợ mình không nhận hối lộ. Tiếp đó dùng lời dạy cách dạy người của Khổng Tử và cách xử sự của người quá cố trong truyền thuyết để bác cố lại lời dụ dỗ của Thái hậu.Hơn thế nữa, Ông còn làm người kiên quyết dùng pháp luật để trị người vi phạm pháp luật dù cho họ có làm chức vụ cao trong triều đình thì vẫn bị xử phạm theo đúng quy định.

Trong sự kiện thứ 2 về việc tuyển chọn người có tài đức để giữ chức vụ Tể tướng . Bằng tài đức của mình Tô Hiến Thành lựa chon người phù hợp cho chức vun Tể tướng một cách đặc sắc chi tiết. Về lí, thì chức Tham tri chính sự sẽ to hơn chức Gián nghị đại phu, nghĩa là Vũ Tán Đường chức cao hơn Trần Trung Tá. Về tình, thì Vũ Tán Đường rất gần gũi, gắn bó và có ân tình sâu đậm với Tô Hiến Thành hơn Trần Trung Tá: khi Tô Hiến Thành ngã bệnh, chỉ có Tham tri chính sự Vũ Tán Đường đã ngày đêm hầu hạ bên cạnh. Quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận bịu nhiều việc, không lúc nào rảnh rang để đến thăm.

Thái hậu nói với Tô Hiến Thành rằng:” nếu có mệnh hề nào, ai thay ông”. Cứ tưởng rằng người thay ông là Vũ Tán Đường nhưng thật bất ngờ với câu trả lời của ông “chỉ có Trung Tá mà thôi”. Trước sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của thái hậu Hiến Thành nói rõ:” Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa”. Thái hậu nhắc lại những ân tình mà Tán Đường đã làm cho ôn nhưng ông đã thể hiện rõ quan điểm của mình. Từ đó ta thấy ong là người phân biệt rạch ròi, ân tình cũng không thể đáng đổi người tài được.    

Với lối kể chuyện chân thực, hấp dẫn, tác giả Đại Việt sử lược đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người viết sử, ghi lại được những sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến vận mệnh của dân tộc một cách trung thực, không dùng hư cấu, tưởng tượng. Song, cái tài của tác giả là ghi chép lại sự kiện ấy một cách sinh động và qua đó làm nổi bật nhân cách lớn lao của Tô Hiến Thành; đồng thời biểu lộ thái độ khen chê, yêu ghét của mình một cách rõ ràng.

Bằng lối viết sử biên niên viết theo trình tự thời gian nhưng vẫn khắc họa được tính cách nhân vật và thông quá những tình huống giàu kịch tính đó ta thấy một vẻ đẹp lớn lao của Tô Hiến Thành. Một nhân vật đã trải qua 800 năm thời gian nhưng vẫn để lại tiếng thơm cùng nhân phẩm cao quý của mình mãi đến bây giờ và còn mai sau nữa. Các thế hệ sau dù không biết mặt ông nhưng không bao giờ thôi sự ngưỡng mộ trong lòng về vị thái phó với nhân cách lớn lao đó.

Tác giả: ANH ĐÀO

Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *