Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích nhân vật Chí Phèo lớp 11

Phân tích nhân vật Chí Phèo lớp 11

(Văn mẫu lớp 11) – Phân tích nhân vật Chí Phèo lớp 11 trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. ( Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 11 trường THPT Cẩm Giàng).

Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo lớp 11

BÀI LÀM

       Là một nhà văn ngắn liền với người nông dân Việt Nam những có lẽ tác phẩm để lại cho ông nhiều tiếng vang nhất phải kể đến tác phầm Chí Phèo, một nhân vật điển hành cho kiếp người khốn khổ la nạn nhân của xã hội cường hào ác bá lúc bấy giờ. Trong tác phẩm nhà văn cho nhân vật của mình bước ra với những bước đi ngật ngưỡng đầy nỗi đau và những ám ảnh khiến cho người đọc có rất nhiều băn khoăn về nhân vật.

phan-tich-nhan-vat-chi-pheo-lop-11

Cũng ra đời cùng thời với Chí phèo cũng có rất nhiều bài viết của những tác giả khác nhau viết về làng quê Việt Nam , viết về người nông dân , nhưng người nông dân của Nam Cao xuất hiện mang mọt vẻ sầu bi đầy khốn khổ thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Nhưng qua đó, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Về xuất thân của Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được. Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, cho con nhà Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Chí đã trở thành một con người hoàn toàn khác, và mọi người dân xung quanh có những cách nhìn nhận khác nhau về Chí, họ không cò gọi anh là anh Chí như ngay xưa, mà họ đặt cho anh một cái tên là Chí phèo và anh có thêm một cái tật uống rượu và chuyên rạch mặt ăn vạ.

Loading...

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh. Và để rồi với một hình tượng khó thể để mọi người tiếp nhận và mọi người trong làng đã quay lưng lại với Chí, không ai cho Chí sự lương thiện, không ai giúp Chí quây trở lại làm anh Chí của người xưa, hiện lành tốt bụng biết phải trái đúng sai. Và chính cái sự tha hóa của Chí Phèo đã là tiếng nói phê phán tố cáo cái xã hội thối nát, biến những con người bần cùng của xã hội lại trở nên bần cùng thêm, khốn khổ thêm.

Càng lấn sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.

phan-tich-nhan-vat-chi-pheo-lop-11-1

Và tưởng chừng như Chí Phèo không thể nào thoát khỏi được cái nhìn ghẻ lạnh của mọi người nhưng may thay có một tấm lòng xuất hiện giúp anh tìm thấy được một phần thiên lương của mình hé mở cho anh một cuộc sống mới có niềm vui có niềm hạnh phúc. Và ở đây, nhà văn để cho nhân vật Thị Nở xuất hiện, dù là một người rất xấu, tính tình dở hơi, nhưng thiên lương lại hoàn toàn trong sáng chính vì vậy, Chí đã một lần may mắn được thức tỉnh và có mong muốn trở về làm người lương thiện . Hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở đã giúp cứu dỗi một tâm hồn, giúp hắn nhận ra rằng cuộc đời hắn chưa bao giờ được ăn một bát cháu hành nồng ấm hương vị tình người đến vậy. Chỉ bằng một chi tiết cho nhân vật phụ tác động tới nhân vật chính mà cuộc đời của Chí phèo đã bước sang một ngưỡng cửa mới, và hắn đã có suy nghĩ đi đòi lại thiên lương của mình.

Và khi đó hắn tìm đến gia đình Bá kiến- bởi lúc này anh đã nhận rõ được rằng chính cha con nhà Bá Kiến đã đẩy cuộc đời anh từ một người hiện lành tốt bụng thành một kẻ lưu manh không nhà không cửa, và khiến cho cả xã hội đã quay lưng lại, không ai đón nhận Chí quay trở lại với xã hội. Và khi đến nhà Bá kiến tại đây kẻ xấu và người đòi lương thiện được tái hợp và kết cục bằng thảm cảnh là cái chết của cha con Bá Kiến và Chí phèo.

Như vậy, qua nhân vật Chí phèo, cho ta thấy được ngòi bút sắc sảo của Nam sao khi tái hiện lại nhân vật của mình, bằng những hình ảnh bình dị bằng những câu từ hết sức mộc mạc chân thật của làng quê. Và qua đó, cũng thể hiện được mong muốn thoát khỏi những rằng buộc phong kiến, và cuộc chiến đòi lại công bằng cho tất cả mọi người.

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Và cũng chính từ đó, sẽ giúp cho những con người cũng bị đẩy vào thảm cảnh như Chí sẽ đứng dậy chống lại lật lại chế độ phong kiến góp phần xây dựng lên một xã hội công bằng hơn.

Tác giả: Anh Đào

Phân tích nhân vật Chí Phèo lớp 11
5 (2) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *