Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. (Bài làm của học sinh lớp 12A – trường THPT Bình Giang – Hải Dương)

Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài 

Bài làm

      Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ đem đế cho người đọc giá trị nội dung đặc sắc mà còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Nhân vật A Phủ trong tác phẩm là một trong những thành công của Tô Hoài. Qua nhân vật này, Tô Hoài muốn tô đậm bức tranh hiện thực về cuộc sống tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và bọn chúa đất vùng cao lúc bấy giờ. Và chính A Phủ cũng là người giác ngộ cách mạng, tự đứng lên đấu tranh để giải phóng cuộc đời mình.

phan-tich-nhan-vat-a-phu-trong-tac-pham-vo-chong-a-phu

Sự xuất hiện của nhân vật A Phủ khá đột ngột, khi A Phủ đánh A Sử gây ấn tượng mạnh với người đọc. Cứ tưởng đây là nhân vật có số có má nhưng ngược lại, thân phận A Phủ không khác Mị là mấy. Nói đúng ra là như nhau, đều là những con người nghèo khổ bị nhà thống lí Pá Tra áp bức trở thành nô lệ và trong sâu thẳm những con người này là tình yêu và khát vọng sống, khát vọng được giải phóng cuộc đời.

Trái ngược với một cô gái thùy mị như Mị, A Phủ là chàng trai mạnh mẽ. A Phủ mồ côi cha mẹ trong nạn dịch bệnh, bị bán đổi lấy thóc. Không cam tâm, A Phủ trốn đi làm thuê làm mướn và lưu lạc tới nơi này. Ở A Phủ, Tô Hoài khắc họa một chàng trai Mông khỏe khoắn, được núi rừng hoang dã nuôi lớn, vượt qua bao khắc nghiệt. A Phủ sống hồn nhiên, yêu đời và chính nghĩa, chàng trai này cũng trở thành niềm mơ ước của bao cô gái dân tộc Mèo nhưng chính tập tục của xã hội phong kiến miền núi khiến A Phủ mãi chỉ là người tứ khố vô thân, không thể lấy vợ được.

Loading...

Cũng chính vì chính nghĩa mà A Phủ đã đánh A Sử dù biết đó là con quan, khiến A Sử bị thương nặng và rồi đã bị đánh đập dã man tại nhà thống lí Pá Tra nhưng tại đây A Phủ tỏ ra rất gan lì, gai góc, không hề khuất phục. Dù bị đày đọa triển miên nhưng cá tính gan góc và tinh thần phản kháng của chàng trai này như con sóng ngầm mỗi ngày một mạnh mẽ. Cãi lại thống lí khi bắt mình đi bắt con hổ đền vào con bò bị mất. Bị trói đứng mà không cần cứu, không vàn xin mà dứt vòng dây trói.

phan-tich-nhan-vat-a-phu-trong-tac-pham-vo-chong-a-phu

Khi được Mị cứu, A Phủ vùng lên chạy thoát, đó chính là ý thức làm người hết sức bình thường, cũng chính là cơ sở để sau này A Phủ đã trở thành du kích. Khát vọng tự do ở A Phủ âm thầm mà mạnh mẽ, đơn giản mà dữ dội, đặc trưng cho tính cách chàng trai dân tộc Mông.

Tình huống truyện được Tô Hoài xây dựng logic phù hợp với tính cách của từng nhân vật với hành động cởi dây trói cứu A Phủ của Mị là hanh động cắt đứt, đoạn tuyệt với quá khứ khổ đau. Hai con người khốn khổ này như chim sổ lồng, tự giải thoát cuộc đời, băng xuống dốc đi về phía tự do.

Qua nhân vật A Phủ, nhà văn đã tố cáo tội ác của giai cấp thống trị miền núi lúc bấy giờ đã cướp đoạt sức lao động, quyền làm người của những người lao động hiền lành, chất phác, biến họ thành nô lệ. Ngòi bút Tô Hoài thể hiện sự thương cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của họ, đồng thời ông cũng đã mở ra lối thoát cho họ.

Viết truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã dành bao tâm sức để tác phẩm đạt được chiều sâu và đi vào lòng người bằng cách đi, nhìn, ngẫm và đào xới bản chất con người vùng cao vào các tầng sâu lịch sử để khám phá bản chất con người, qua đó trân trọng khát vọng của họ, hướng họ tới con đường đúng đắn.

Tác giả: ANH ĐÀO

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *