Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích tác phẩm ông già và biển cả

Phân tích tác phẩm ông già và biển cả

(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của tác giả Hê – Minh – Uê. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang)

Đề bài : Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

BÀI LÀM

Nhắc đến nguyên lí tảng băng trôi là chúng ta lại nhớ tới nhà văn nổi tiếng Hê minh uê. Có thể nói rằng ông là một nhà văn vĩ đại nhất nước Mỹ ở thế kì 20, ông đã để lại nhiều tiểu thuyết có giá trị viết về cuộc sống, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm ông già và biển cả .

Ông là một nhà văn đề xướng lối viết kiệm lời nhưng lại rất giàu ý nghĩa, được xem là nguyên lí tảng băng trôi. Theo ông thì một tác phẩm phải được viết theo nguyên lí tảng băng trôi, nguyên lí này đòi hỏi con người khi đọc phải biết chiêm nghiệm mới thấy được cái hay của nó. Nhà văn không trực tiếp không trực tiếp chỉ ra ý tưởng của mình mà ông xây dựng nhiều hình tượng có nhiều sức gợi, có những câu văn lại bỏ lững hoặc là để trống để cho mọi người tự chiêm nghiệm và suy nghĩ tự hiểu ra ẩn ý của tác phẩm.

phan-tich-tac-pham-ong-gia-va-bien-ca

Về tác phẩm thì nhân vật chính là ông già Xantiago ,là một ông già đánh cá người Cu ba. Ông đã 74 tuổi và trong suốt 84 ngày liền lão không câu được bất cứ một con cá nào dù nhỏ hay to. Chính vì vậy bố mẹ của cậu bé Ma nô lin cấm không cho đi câu chung với lão nữa. Người ta cho rằng ông đã gặp phải vận xui. Với ý chí không chịu khuất phục mà ông đã quyết định ra khơi để đánh cá một mình và rồi câu chuyện được bắt đầu từ đây.

Ông lão đi cho tới trưa ông thả bốn cần câu và đợi cho tới trưa thì có một con cá kiếm đã cắn câu, con cá  ấy làm cho ông lão cảm thấy mình có tài nghệ. Chính vì thế mà ông lại quyết định phải bắt được nó vào bờ để cho người ta không nói gì nữa . Trong bài con cá hiện lên với một ấn tượng vô cùng đẹp đẽ đó chính là một con cá to với những vòng lượn tròn lớn. Không những vậy, ông còn thấy nó như một cái bóng đen vượt dài qua dưới thuyền và lão không hề tin độ dài của nó :”Cái đuôi lớn hơn cả một chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm”. “ Thân hình đồ sộ và những dọc dài màu tía”, “bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.

Qua những hình ảnh trên cho thấy được nhà văn đã dùng những từ ngữ hay gọn nhất để có thể miêu tả về con cá kiếm. Con cá ấy lớn đến nỗi làm cho ông lão cảm thấy đang buộc một con thuyền lớn hơn vào chiếc thuyền của mình . Ngay khi đó thì con cá đã kéo ông lão ròng rã suốt hai ngày ra khơi, trong suốt hai ngày này ông chỉ cô độc với chai nước và ông quyết tâm phải bắt cho được con cá để cho xứng đáng với tài nghệ của mình Và một cuộc chiến giữa ông già và con cá bắt đầu từ đó, một cuộc chiến không cân sức.

Loading...

Về phía con cá nó cũng tỏ ra ngoan cố và không chịu khuất phục dưới bàn tay của ông lão. Khi thấm mệt thì nó lại chậm rãi, có khi ông lão còn tưởng rằng bắt được nó nhưng nó lại bơi ra xa.

Qua đây chúng ta thấy được ý đồ nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm qua hình tượng con cá kiếm,đó là một hình ảnh mang sự bất khuất không chịu nhún nhường trước gian khó của cuộc sống . Không những vậy con cá còn là biểu tượng của thiên nhiên, nó còn thể hiện cho ước mơ và khát vọng của con người.

Về phía ông lão thì tỏ ra vui mừng khi thấy con cá nhưng ông biết là mình còn phải chiến đấu với nó nhiều để còn đi về. Đây là một cuộc chiến không cân sức, nó cũng rất mạnh,mạnh hơn cả lão  thế những lão vẫn không chịu khuất phục mà vẫn kiên quyết để bắt được con cá về bằng được. Ông cảm nhận với những vòng luộn qua sợi dây, hành động nhất quyết của ông đã phóng lao trúng tim của con cá . Cuộc chiến tuy không cân sức nhưng cuối cùng ông đã thu phục được nó.

phan-tich-tac-pham-ong-gia-va-bien-ca

Qua đây chúng ta đã thấy được sức mạnh và vẻ đẹp về hình tượng của ông lão. Đặc biệt là sự thắng lợi của con người trong quá trình chinh phục mọi thử thách.

Thế nhưng cái thắng lợi của ông già lại không hề dừng lại ở đây, kết cục thật đáng thương tâm bởi ông bắt được nó huy hoàng như thế nhưng đến khi vào được đến bờ thì đàn cá mập cũng rỉa hết thịt rồi chỉ còn trơ trọi lại mỗi bộ xương không . Nhưng điều này không  quan trọng , quan trọng là ông lão đã thắng nó . Đó chính là điều mà nhà văn muốn gửi gắm tới con người những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Qua bài này chúng ta thấy được ba chìm bảy nổi của tác phẩm .Phần nổi ở đây là hành trình  chinh phục con cá của ông già còn phần chìm thì được biểu tượng bằng sức mạnh và trí tuệ của ông nói riêng và những người dân lao động nói chung. Con cá kiếm còn biểu tượng cho sức mạnh,cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Nó còn là hành trình theo đuổi những ước mơ và biến ước mơ đó trở thành hiện thực . Đồng thời nó còn là hành trình để vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn tới những thành công

Như vậy qua đây ta thấy được nguyên lí tảng băng trôi của Hê Minh uê và tác phẩm ông già và biển cả. Qua tác phẩm chúng ta thấy được những phần chìm nổi của nó và cho chúng ta học tập được lối hành văn kiệm lời này của tác giả.

Tác giả: ANH ĐÀO

Phân tích tác phẩm ông già và biển cả
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *