Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Phân tích tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy phân tích tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ(Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10)

Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Bài làm của học sinh lớp 10A1 – Trường THPT Đường An – Hải Dương)

Bài làm:

Truyền kì mạn lục là tác phẩm văn xuôi của văn học cổ, tác phẩm bao gồm những truyện có các chi tiết li kì viết bằng tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca chủ yếu ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong “tam tòng, tứ đức”.

Mỗi truyện trong Truyền kì mạn lục đều có lời bình và quan điểm của tác giả và phần lớn các nhân vật, sự việc li kỳ trong tác phẩm đều xảy ra vào thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. Cốt truyện dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian mà nhiều trường hợp lấy từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện nay vẫn còn đó. 

phan-tich-tac-pham-truyen-ki-man-luc

Việc lấy tên là Truyền kì mạn lục hay còn được hiểu là sao chép tản mạn những truyện lạ nhằm thể hiện thái độ của người ghi chép truyện cũ bằng trí tưởng tượng phong phú, bút pháp linh hoạt nhằm đưa người đọc vào thế giới huyền bí giữa thần và người, giữa hư và thực nhan nhản những cả xấu xa, đồi bại. Tác phẩm là sáng tác văn học đánh dấu sự phát triển của thể loại tự sự hình trượng trong văn học chữu Hán. 

Ra đời vào thời kỳ xã hội đầy biến động với những mâu thuẫn giai cấp gay gắt, quan hệ xã hội phức tạp, sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ, chiến tranh liên miên, nhân dân lầm than cơ cực. Trước nhu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống đầy biến động thì không chỉ dừng lại ở việc ghi chép sự tích đời trước. Nguyễn Dữ đã dựa lại những sự tích sẵn có, trên cơ sở đó xây dựng, thêm bớt tái tạo lại thành thiên truyện mới phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI của đất nước ta. 

Loading...

Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ đã bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của đất nước, dân tộc khi chế độ phong kiến dần suy thoái. Bên cạnh vẹ phản ánh sự ngang nhiên của cái ác, cái xấu thì tác giả vẫn cho chúng ta thấy những tâm hồn thanh cao, sự lương thiện của người dân. Truyện nào trong Truyền kì mạn lục cũng thể hiện quan điểm chính trị, thái độ nhân sinh và ý tưởng đạo đức rõ ràng của ông, qua đó cho thấy hoài bão của ông về một xã hội mọi người được sống trong sự công bằng, trong tình thương yêu giữa con người với con người, trong nền đức trị, công bằng, nhân ái… Đó chính là giá trị nhân văn cao cả của Truyền kì mạn lục. 

phan-tich-tac-pham-truyen-ki-man-luc

Nguyễn Dữ phơi bày những thói hư, tật xấu trong xã hội nhằm bảo vệ chế độ xã hội với tư tưởng Nho gia làm chủ đạo, lên án bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi bậc minh quân hiền triết nhưng không chỉ dừng lại đó, tác giả còn thể hiện sự dao động của tư tưởng Nho gia trước sự rạn vỡ của ý thức hệ phong kiến. 

Tác phẩm Truyền kì mạn lục là thành tựu nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong nghệ thuật dựng truyện và xây dựng hệ thống nhân vật, vượt xa truyện kí lịch sử đương thời và truyện cổ dân gian không chú trọng vào nội tâm, tâm hồn nhân vật. Tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tự sự, trữ tình, kịch, ngôn ngữ, văn biền ngẫu và thơ ca với lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ… Truyền kì mạn lục xứng đáng là áng “thiên cổ kì bút” là “áng văn hay của bậc đại gia” tiêu biểu cho văn học hình tượng chữ Hán dưới sự ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

                                                                                                                  Tác giả: Anh Đào

Phân tích tác phẩm truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
4.5 (2) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *