Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8

(Soạn văn) – Em hãy soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8 trong sách văn học. ( Bài soạn của học sinh trường THCS Hoàng Mai)

Đề bài: Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8

BÀI SOẠN

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

(Trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê – Xéc-van-tét)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Xéc-van-tét sinh năm 1547 mất năm 1616 là nhà văn Tây Ban Nha và cuốn tiểu thuyết ĐÔn ki hô tê là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Lấy bối cảnh của những người tiếc nuối về một thời sống theo lối sống của hiệp sĩ, họ luôn muốn níu kéo và sống ở thời đại đó cho nên người ta luôn tìm cách đẻ thoát li cuộc sống thoát li thực tế. Và những cuốn sách mà họ tìm được trên vỉa hè khiến đầu óc họ mụ mị và cuốn tiểu thuyết ra đời từ đó.

2. Về tác phẩm:

a) tác phẩm này viết ra không phải để ca ngợi tinh thần hiệp sĩ mà là để phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời, trong tác phẩm có sự xuất hiện của  một nhân vật hiệp sĩ già nua (dấu hiệu của sự hết thời), đầu óc chứa đầy những ý tưởng tốt đẹp nhưng phi thực tế. Những ý tưởng mà người hiệp sĩ đó muốn thực hiện quá đỗi xa rời với thực tế cho nên không hề thực hiện được .Thất bại liên tiếp trong trạng thái u mê là lời cảnh tỉnh đối với những người chỉ thích sống trong hoài niệm cùng những ý tưởng viển vông.

b) Nhiều vấn đề của tác phẩm được sáng tỏ thông qua cuộc tranh luận giữa bộ óc bình thường và bộ óc đầy sự ảo mộng. Trong số đó hình ảnh của cối xay gió  được tạo ra nhằm khai thác nguồn năng lượng thiên nhiên thời bấy giờ nào có thiếu gì? Cho nên  Xan-chô vốn là một nông dân, lão chẳng thấy gì khác lạ ở những chiếc cối xay gió đó , với lão, cối xay gió thì vẫn chỉ là cối xay gió mà thôi!

Đối lập với Xan cho pan xa, Đôn Ki-hô-tê, người đã từng nổi máu hiệp sĩ bênh vực một em bé bị chủ đánh đòn rồi hả hê bỏ đi thì không nghĩ như vậy. Điều gì khiến một hiêp sĩ muốn làm việc tốt cứu đời nhưng không có gì để làm? Bởi ông đọc quá nhiều tiểu thuyết hiệp sĩ, đầu óc lão trở nên u mê không phân biệt được thật giả, không nhận ra nổi những chiếc cối xay mà cho đó là kẻ thù một con quái vật.

Loading...

soan-bai-danh-nhau-voi-coi-xay-gio-lop-8

Đối với Đôn ki hô tê thì việc phân biệt thật giả là vô cùng khó khăn vì ông luôn có những ảo tưởng và u mê với hình ảnh hiệp sĩ trong đầu. Hình ảnh và lí tưởng ảo mộng cảu Đôn Ki-hô-tê không được xây dựng trên thực tế mà là từ sách vở – những cuốn tiểu thuyết dày cộp được giai cấp quý tộc luôn muốn vớt vát lại thời oanh liệt đã qua…

c) cho dù được Xan cho pan xa khuyên bảo như thế nào nhưng Đôn ki hô tê vẫn nhất quyết cưỡi trên con “ chiến mã còm” để chiến đấu với cối xay gió. Nếu thực tế cối xay gió là kẻ thù thì quả thực tinh thần chiến đấu của Đôn Ki-hô-tê thật đáng ca ngợi . Đôn ki hô tê biết lượng sức mình, biết rất khó khăn, bằng chứng là trước lúc xông lên, lão thét bảo Xan-chô lánh xa để lão đương đầu với chúng "trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức". hành động của lão như một hiệp sĩ chứng thực không muốn ai bị thương dù người hay vật gì đi chăng nữa thì hành động của lão là hành động của một vị anh hùng thứ thiệt. Nhưng đáng tiếc những chiếc cối xay gió không phải là quái vật hay gì cả cho nên hành động của lão vô cùng lố bịch.

Và khi Đôn ki hô tê bị thương, Xan-chô rất ngạc nhiên vì thấy Đôn Ki-hô-tê đau đến vẹo cả xương sườn, không ngồi thẳng lên được mà lại không hề rên rỉ, rõ ràng nghĩa khí của đôn ki hô tê nếu theo hiệp sĩ thì vô cùng đáng khen cho nam nhi nhưng ông lại quá mụ mị tới nỗi khi bị cối xay gió làm cho bị thương mà vẫn chịu đựng. và ló giải cho việc Đôn Ki-hô-tê sở dĩ không rên rỉ vì "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài". Những thứ mà đôn ki hô tê làm là chỉ học theo và học theo một cách ngu ngốc không có suy nghĩ

d) Về nghệ thuật, tác giả sử dụn thủ pháp tương phản triệt để đến từng chi tiết, từng câu chữ, làm nổi bật hai tính cách đối lập: một quá thực tế đến mức thô thiển, một quá lãng mạn đến mức viển vông. Thông qua hình ảnh và hành động phi thực tế của Đôn ki hô tê, tác giả muốn phê phán lối sống quá xa rời thực tế và ảo mộng phi thực tế đó. Và cũng là lời phê phán dành cho một tầng lớp xa hội vì muốn níu kéo thời hoàng kim của mình cũng không ngại rơi vào ảo tưởng của bản thân.

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *