Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Vợ Chồng A Phủ

Soạn bài Vợ Chồng A Phủ

(Soạn Văn) – Anh (Chị) hãy Soạn bài Vợ Chồng A Phủ trong sách văn học lớp 12. ( Bài soạn của cô giáo Trần Thị Vân Anh trường THPT Nguyễn Trãi).

Đề bài: Soạn bài vợ chồng A Phủ

BÀI LÀM

I. Tìm hiểu chung

  1. Tác giả Tô Hoài
  • Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Đông. Từ nhỏ ông sống vất vả, bươn trải.
  • Ông là một nhà văn nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết. Nội dung chủ yếu thiên về cuộc sống đời thường. Lời văn diễn tả rất chân thực, sâu sắc thể hiện ông là một người hiểu biết rộng.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện Tây Bắc, Dế mèn phiêu lưu ký…
  1. Tác phẩm
  • “Vợ chồng A Phủ” được in trong truyện Tây Bắc.
  • Truyện đã ghi lại một cách chân thực nhất về cuộc sống của những con người nông dân phải chịu nỗi thống khổ của bọn cường hào, quan liêu ở Tây Bắc vào những năm 1952.

II. Đọc, hiểu văn bản

Câu 1: Nhân vật Mị

Bản chất của Mị

  • Mị vốn là một cô gái trẻ tài hoa, yêu đời, tràn đầy sức sống
  • Mị thổi kèn rất hay, thổi bằng lá cũng hay.
  • Con trai đứng nhẵn khu đất đầu buồng Mị. Điều này chứng to Mị được rất nhiều người yêu mến.
  • Chi tiết Mị xin bố không về làm dâu nhà Thống Lý càng chứng tỏ mị rất yêu cuộc sống, yêu tự do.

soan-bai-vo-chong-a-phu

Cuộc của Mị khi ở nhà Thống lý Pá Tra

  • Công việc vất vả, quanh năm ngày tháng làm lụng.
  • Mị so sánh mình với con trâu con bò. Con trâu con bò còn có lúc đứng gãi chân, nhai cỏ. Mị thấy Mị không cả bằng chúng.
  • Ở đây, Mị phải sống kiếp nô lệ, kiếp khổ cực mà không thể kêu than nửa lời.
  • Ngày xuân, Mị không được đi chơi.
  • Mị bị giam cầm cả thể xác lẫn tâm hồn. Ngày ngày Mị chỉ biết nhìn qua ô cửa trăng trắng không biết là sương hay nắng.
  • Khái niệm về ngày đêm, về thời gian trong Mị cũng không còn. Điều này chứng tỏ cuộc sống khổ cực triền miên của Mị ở nhà Thống lý

Những khoảnh khắc trong cơn say của Mị đã kéo Mị về lại là chính mình

  • Mị nửa say, nửa tỉnh. Mị nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp trước đây của mình
  • Lòng mị lâng lâng, bao cảm xúc lại dâng trào
  • Tiếng sáo, tiếng kèn làm Mị chìm vào nỗi nhớ.
  • Mị tạm thời quên đi cuộc đời nô lệ hiện tại
  • Mị lại khát khao với những phút giây tự do của cuộc sống trước khi về làm dâu nhà Thống lý.
  • Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ, mình vẫn muốn được đi chơi ngày tết nhưng cuộc đời Mị đã bị trói trặt bằng sợi dây của nhà thống lý, của bọn cường quyền áp bức.
  • Chính lúc say nhất, lúc quên đi cuộc sống thực tại lại là lúc sự sống trỗi dậy trong Mị.

Mị gặp A Phủ

Loading...
  • A Phủ cũng vì nợ mà phải đến ở cho nhà Thống Lý. A Phủ để hổ ăn thịt mất trâu nên bị trói lại, đánh đập.
  • Ban đầu, Mị cũng dửng dưng với cảnh A Phủ bị trói vì Mị quen với hình ảnh này ở nhà thống lý rồi. A Phủ là người sống hay cái xác đứng đó cũng thế thôi. Chi tiết này cho thấy con người Mị đã quá trai lì, trai lì với cả cái chết. Có lẽ Mị cũng không còn khái niệm thế nào là sống thế nào là chết nữa.
  • Nhưng khi bắt gặp giọt nước mắt rơi xuống hai hõm má của A Phủ, Mị nghĩ đến giọt nước mắt của chính mình. Mị nhận được sự đồng cảm, đồng cảnh. Mị đã nhận diện được sự sống và cái chết.
  • Hình ảnh giọt nước mắt là hiện diện của sự chịu đựng lặng thầm, sự tủi nhục đến cùng cực. Mị khóc vì Mị là cô gái yếu đuối. Nhưng A Phủ là chàng trai mạnh mẽ, ngay từ nhỏ đã gan dạ chẳng sợ gì mà đến giây phút này cũng phải khóc. Chứng tỏ giọt nước mắt ấy ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, giọt nước mắt của sự cam chịu bao ngày.
  • Mị hiểu A Phủ cũng đang khao khát tự do, Mị cởi trói cho A Phủ, trong lúc sợ hãi,
  • Mị đã may mắn thoát được khỏi sợi dây trói buộc của nhà Thống Lý.
  • Hai người cùng trốn đi và trở thành vợ chồng ở một nơi đất lạ.

Câu 2: Tính cách nhân vật A Phủ

  • A Phủ là một chàng trai mồ côi, khỏe mạnh, hiền lành, chịu khó.
  • A Phủ cũng yêu cuộc sống tự do, cũng muốn tìm được người yêu nên trong đêm du xuân đã va chạm với A Sử, A Phủ bị bắt về nhà thống lý trị tội.
  • Khi bị xử kiện: A Phủ im lặng chịu đòn
  • Khi bị bắt về làm công gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra: A Phủ chịu khó làm lụng, giúp cho nhà thống lý chẳng mấy chốc giàu có hơn.
  • Khi bị trói vì để hổ ăn thịt trâu, A Phủ đã cắn đứt dây thừng nhưng bị nhà thống lý phát hiện và trói chặt lại khiến chàng không thể cựa quậy được nữa.
  • A Phủ từ bé đã gan dạ chẳng sợ ai nhưng đến giây phút này – giây phút cận kề với cái chết, A Phủ cũng phải rơi nước mắt. Giọt nước mắt cam chịu. Giọt nước mắt không phải vì sợ chết mà giọt nước mắt vì quá khát khao cuộc sống tự do, hoặc giọt nước mắt ấy không ai có thể hiểu vì sao.
  • Khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ, bút pháp của nhà văn hoàn toàn khác nhau. Với Mị – một cô gái yếu đuối, nhà văn dành cho Mị giọng văn buồn tủi nhất, đau đớn nhất. Còn với A Phủ, cũng giống như tính cách và sức sống đang căng tràn trong con người anh, giọng văn không ảm đạm xót thương mà đầy nghị lực.

Câu 3: Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

Tác giả đã khắc họa một cách chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống, cốt truyện và nghệ thuật dẫn truyện.

Cô giáo: TRẦN THỊ VÂN ANH

Soạn bài Vợ Chồng A Phủ
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *