(Văn mẫu lớp 9) – Em hãy làm sáng tỏ điều này: " Ánh Trăng đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và suy ngẫm sâu sắc ".
Đề bài: Có ý kiền cho rằng ‘ánh trăng” của Nguyễn Duy hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và suy ngẫm sâu sắc. Làm sáng tỏ điều đó
Bài làm
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi từng nhận định:”một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang dấy đáng lẽ phải lật đi và đọc lại bài thơ.Tất cả tâm hồn ta đọc..”. Một trong những bài thơ hay lên đọc, thật thiếu xót khi không kể đến tác phẩm “ánh trăng” của Nguyễn Duy.đọc bài thơ có ý kiến cho rằng”ánh trăng của Nguyễn Duy với hình tượng vầng trăng qien thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và suy ngẫm sâu sắc”
“Ánh trăng” của Ngyuễn Duy được viết vào năm 1978 ba năm sau ngày giải phóng miền nam, viết tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ trích trong tập “Ánh trăng \” cùng tên.Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ mới, đây là thế hệ từng trải qua nhiều thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, cùng sống gắn bó cùng thiên nhiên tình nghĩa. Nhưng khi đã qua thờ máu lửa, nước nhà đã thống nhất, được sống trong hòa bình, những tiện nghi hiện đại, người ta để quên những gian lao nghĩa tình của một thời đã qua. ”Ánh trăng” được viết trong hoàn cảnh đó. Bài thơ là kí ức về vầng trăng theo suốt cuộc đời con người. Ý kiến hoàn toàn đúng đắn khi cho rằng hình tượng trăng gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ, suy ngẫm sâu sắc.
Trước hết, vầng trăng là kí ức của nhân vật chữ tình gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ.Bài thơ mở ra dòng hoài niệm, bắt đầu từ một quá khứ xa
“Hồi nhỏ sống với đồng
Rồi với sông với bể
Hồi chiến sống với rừng
Vầng trăng làm tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa’
Hoài niệm ấy tắm đãm ánh trăng.vầng trăng đã gắn bó sâu sắc với con người từ thửa ấu thơ, nhất là trong những năm tháng gian lao thời chiến tranh.Hồi nhỏ sống với đồng với bể của quê hương. Lớn lên, trở thành người lính sông pha nơi trận mặc, gắn bó với những cánh rừng.Trong những năm tháng ấy, con người sống với thiên nhiên, đất nước bình dị mà mang bao tình cảm sâu nặng.”Đồng, sông, bể, rừng” được sếp theo một trặt tự từ hẹp đến rộng,từ quê hương đến đát nước. Cũng là mở rộng con người gắn bó với con người, với quê hương đất nước, rồi đến đồng đội nhân dân.Trong cuộc sống ấy, trăng hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, thơ mộng, tri kỷ của con người.Trăng đuuợc nhân hóa như con người,một người bạn thân thiết của con người, con người sống, ”trần trụi với thiên nhiên”,” hồn nhiên như cây cỏ”, một cuộc sống thanh thàn, giản đơn và thỏa lòng. Mọi nỗi buồn đều gắn với vầng trăng.Trăng là nguồn sáng,là vẻ đẹp,là nghĩa tình, tri kỷ, trăng trở thành một phần của cuộc sống.Bởi vậy lòng đã tự hẹn lòng về một mối tình tình thủy chung son sắc với vầng trăng, ’ngỡ không bao giờ quên’.Từ ngỡ vừa bâng khuâng, vừa hối tiếc như báo trước một sự đổi thay lớn lao, một mối tình đáng ra phải được trân trọng
Không chỉ vậy, vầng trăng lại bị lãng quên khiến con người có những suy nghĩ sâu sắc
“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"
Khi chiến tranh đau thương đã lùi xa, hòa bình lập lại, ngượi lính từ hầm sâu rừng xa trở về thánh phố, cuộc sống thành phố đầy đủ tiện nghi, lấp lánh gương kính đèn màu, bởi thế trăng rất gần đi qua ngõ, vẫn là người bạn chung thủy không hề đỏi thay nhưng lòng người đã khác, đã coi trăng như người dưng qua đường.tri kỷ thành người dưng, một khoảng cách mong manh, rất gần.Cái sự quên nhớ sau một khoảng thời gian dài âu cũng là lẽ thường
Hơn nữa, hình tượng trăng gời cho con người những suy nghĩ sâu sắc
“Thình lình đèn điện sáng
Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung của sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Cuộc sống cuốn theo dòng chảy của nó.Trăng tưởng như đã bị mờ nhạt đi trươc cuộc sống thị thành hoa lệ với nhiều lo toan, bận bịu, nhưng nhưng nó có dịp được sáng lên khi có một khoảnh khắc cuộc sống hiên đại biến mất đẻ nó đánh thức những kỷ niêm xưa cũ với bao suy ngẫm..Ba khổ đấu, giọng kể trôi chảy bình thường.Đến khổ thứ tư, giọng thơ đột ngột cất cao, với bước ngoặt của sự viêc, với sự xuất hiện của vầng trăng.Hoàn cảnh của bài thơ được đẩy lên khi các tiện nghi của hiện đại bị vô hiệu hóa và con người phút chò diêm đợi lửa đã vô tình nhìn lại ánh trăng, đột ngột tình cừ như được săp đặt từ trước, vầng trăng tròn vành vanh đợi bên của sổ, vầng trăng tình nghĩa không hao khuyết, vẫn như thủa nào.Con người thì lãng quên, bởi thế bây mới giật mình, mới đột ngột, bất ngờ.Phép đảo ngữ thình lình được đặt lên trước đã báo trước một cuộc gặp bất ngờ kỳ diệu.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Khi người và trăng mặt đói mặt, thì phút chốc chỗi dậy trong tâm hồn con người những kí ức thỏa nào, những kỷ niệm xưa ùa về, những gian lao vất vả đời lính gắn bó với ánh trăng.Con người như lặng đi trong xúc đọng mãnh liệt, trong tư thế lặng im có phần thành kính ngửa măt lên nhìn mặt và thoáng chốc ngậm ngùi có cái gì rưng rưng như dòng nước mắt đang chảy và đọng lại nơi khóe mắt.Giọng thơ trầm lắng, chậm dãi cùng các điệp ngữ như dồn về như những lớp sóng cỉa hoài nieenm, diễn tả phút hồi tâm, về một hờ quá khứ trong sáng, từng trải qua của người lính xưa.TRăng nhắc về quá khứ, quá khứ xa gần, đất nước và quê hương, thiên nhiên và cuộc sống, lao đọng và chiến đấu, tập thể và cá nhân.Trăng cũng gợi lên hình ảnh của hiên tại, về sự giàu đẹp và nỗi vất vả gian lao còn phải phấn đấu, niềm tin và hy vọng, cái lớn lao, sự hum]ngf vĩ của thiên nhiên cùng sức mạnh của con người trong cuộc sống.Sự trở lailj và liệt kê liên tiếp những hình ảnh đồng , bể, sông, rừng không hề thấy khô khan mà gợi lên bao tình cảm suy ngẫm, trải nhiệm, gợi cả một quá khứ gian lao mà nghĩa tình, gắn bó với thiên nhiên, đất nước nhân dân như thước phim quay chậm về quá khứ qua con mắt người ngắm trăng.
Trăng cứ trìn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Vầng trăng đi qua ngõ
Đủ cho ta giật mình
Hoài niệm và xúc động lắng dần vào suy ngẫm, phút tỉnh ngộ của riêng mình lại như lời nhăc nhở như thiết tha.Trong cuộc gặp lại như không lời này ,trăng và người như có sự đói lập, Trăng hình ảnh của thiên nhiên, trong cảm nhận của con người giờ đây, trăng theo quy luật của cuộc sống theo chu kỳ tuần hoàn, vẫn chiếu sáng, vẫn tròn vành vạnh, dẫu cho lòng người khiếm khuyết méo mó, đổi thay.Suốt bài thơ vầng trăng được miêu tả gắn liền với định ngữ, đến khổ cuối kết tinh trong hình ảnh tròn vành vạnh, đó là ân nghĩa thủy chung, là những điều tốt đp không bao giờ đỏi thay.Cái lặng im của trăng là sự bao dung, độ luowjng khiến con nguoirf ân hận, xót xa vì đã vô tình.Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự bừng tỉnh của nhân cách con người, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.Đó ladf nỗi ăn năn cơ bản của con người.Sự xao động trong lặng im này như một ach nước ngầm trào lên xua đi bao lỗi lầm để vững vàng tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.Vầng trăng không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên, mà còn là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
Có thể nói Ánh trăng là một tác phẩm thành công của Nguyễn Duy.Bài thơ với thể thơ năm chữ, câu thơ liền mạch, nhịp thơ trôi chảy, là những sáng tạo riêng của tác giả nhằm tạo ra sự liền mạch như diễn tả dòng tâm tư triền miên, tha thiết, sâu lắng.Hình ảnh vầng trăng là hình ảnh thơ cụ theewr mang tính khái quát, mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gợi chiều sâu suy nghĩ, triết lý.Đăc biệt hình ảnh vầng trăng cuối câu mang ý nghĩ biểu tượng sâu sắc mới mẻ, làm mới cho đề tài vầng trăng trong thơ ca.
Như vậy ý kiến trên hoàn toan đúng đắn khi cho rằng hình tượng trăng khơ gợi những hình tượng mới mẻ trong thơ ca.