Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

(Văn mẫu lớp 12) – Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để thấy được tình cảm của tác giả về quãng thời gian ở Tây Bắc. Cùng với đó là tinh thần quyết tâm hy sinh vì độc lập.

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

BÀI LÀM

Tây Tiến được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đang trong cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước vào giai đoạn quan trọng. Bài thơ là tất cả quá trình hành quân của người chiến sĩ trên con đường “xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước. Cùng với đó, tác giả đã gửi gắm tình cảm của mình lồng ghép trong từng câu thơ. Hãy cùng cảm nhận về bài thơ Tây Tiến Quang Dũng để biết được những kỷ niệm của tác giả trong quá trình hành quân và hồi ức về giai đoạn chiến đấu hào hùng ấy.
Đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây Bắc

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá giữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đoạn thơ là quá trình hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Bắc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn binh “không mọc tóc” đã cho người đọc nhiều sự liên tưởng thú vị. “Không mọc tóc” phải chăng là do cạo trọc để tiện cho việc kháng chiến hay vì hoàn cảnh núi rừng làm rụng hết tóc.

cam-nhan-ve-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung

Cuộc hành quân gian khổ ấy chẳng thể làm nhụt chí người chiến sĩ. Các chiến sĩ ra đi “chẳng tiếc đời xanh” để bảo vệ tổ quốc, để bảo vệ độc lập dân tộc.

Người chiến sĩ ấy kháng chiến không tiếc thân mình nhưng vẫn mang theo tình cảm nhớ nhung đối với người con gái mình yêu. Điều này được thể hiện qua câu thơ “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Phải chăng người mà chiến sĩ ấy luôn nhớ nhung cũng đang nhớ thương họ từng phút, từng giây mong họ quay trở về.

Câu thơ “áo bào thay chiếu anh về đất” đã khiến cho người đọc không khỏi nghẹn ngào. Những người chiến sĩ chiến đấu không tiếc thân mình nhưng khi ra đi chỉ có mảnh chiếu che thân. Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu” để thấy được sự ra đi oai hùng, không chút nuối tiếc vì đất nước.

Cảm xúc của tác giả trong suốt trận kháng chiến đã qua

“Tây Tiến người đi không hẹn ước 
Đường lên thăm thẳm một chia phôi 
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Những người chiến sĩ khi đã quyết tâm lên kháng chiến tại Tây Bắc đã xác định rằng một đi không trở lại. Vì vậy, tác giả đã sử dụng hình ảnh “không hẹn ước” để nói lên sự khốc liệt của chiến tranh. Từ láy “thăm thẳm” được sử dụng đã diễn tả sự đau thương, tang tóc. 

cam-nhan-ve-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung-1

Hai câu cuối dường như cho thấy sự quyết tâm của người chiến sĩ khi đã quyết định lên Tây Bắc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp diễn ra trong khi nước ta đang vô cùng khó khăn. Những người lính ra sa trường để kháng chiến chính là những người nông dân áo vải. “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” đã cho thấy sự quyết tâm của người chiến sĩ khi lên đường kháng chiến.

Vì độc lập tổ quốc, vì sự tự do của toàn dân tộc những người lính đã quyết tâm hy sinh. Không chiến thắng, không giành được độc lập sẽ không trở về miền xuôi. Một trong số đó có cả người chiến sĩ Quang Dũng. 

Bài thơ Tây Tiến sử dụng nhiều từ láy cùng những câu thơ nói giảm nói tránh đã cho người đọc thấy được sự vui vẻ của đời lính. Mặc dù chiến đấu khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất nhưng những người lính vẫn rất vui vẻ và tiếp tục kháng chiến tới ngày thành công.

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến Quang Dũng cho người đọc thấy được tình cảm, sự hoài niệm của tác giả về quãng thời gian kháng chiến ở Tây Bắc. Đây là giai đoạn hào hùng và đáng nhớ trong lịch sử của dân tộc ta.
 

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
5 (2) votes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *