Home / NHỮNG BÀI VĂN HAY / Giới thiệu phương pháp cách làm bánh trưng ngày tết

Giới thiệu phương pháp cách làm bánh trưng ngày tết

(Những bài văn hay) – Giới thiệu phương pháp cách làm bánh trưng ngày tết. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Thanh Miện I).

Đề bài: Giới thiệu phương pháp cách làm bánh trưng ngày tết

BÀI LÀM

"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh".

        Từ bao đời nay trong tết nguyên đán truyền thống của dân tộc, món bánh trưng xanh không thể thiếu. Ngày nay tràng pháo, câu đối, thịt mỡ không còn đựa ưa chuộng nhưng bánh chưng xanh còn mãi với thời gian bởi thiếu bánh trưng xanh là thiếu hẳn hương vị ngày tết.

       Bánh trưng xanh gắn với truyền thuyết Long Liêu con trai Hùng Vương thứ sáu. Chàng chăm nghề làm ruộng lên đã được thần mách bảo lấy gạo làm bánh lễ tiên vương từ đó đến nay dân ta có tục gói bánh trưng vào ngày tết. 

Trước hết là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Để gói mười chiếc bánh trưng thì cần 5kg gạo nếp, ngon nhất là nếp cái hoa vàng. 1-2 kg đỗ xanh đã vớt hạt. 1 kg thịt ba chỉ hoặc thịt vai, 1 thìa cafe hạt tiêu, 5-7 thìa cafe muối, 40 chiếc lá rong bánh tẻ, 20 chiếc lạc giang.

gioi-thieu-phuong-phap-cach-lam-banh-trung-ngay-tet

Sau khâu chuẩn bị nguyên liệu là khâu chuẩn bị gói bánh. Gạo nếp đãi sạch rồi ngâm nước từ 5-7 tiếng sau đó vớt ra để dóc nước trộn muối vừa ăn. Đỗ xanh ngâm khoảng 5 tiếng đãi sạch vỏ để dóc nước, trộn muối đồ chín, đánh nhuyễn nắm thành từng nắm nhỏ chia đều cho 10 chiếc bánh. Thịt thái miếng to chia đều cho số bánh, ướp bột canh hạt tiêu, lá rong rửa sạch lau khô cắt cậng. Lạc giang dùng nước cho mềm.

Loading...

Tiếp theo là khâu gói bánh đòi hỏi kĩ thuật cao. Mỗi người gói bánh cần có một chiếc mâm đặt hai chiếc lạc rang theo hình dấu "+" xuống mâm. Tiếp đến là hai chiếc lá rong song song, mép lá phải chồng lên nhau cho kín, gập mép lá cho đẹp, mặt phải úp xuống mâm. Tiếp đến là lượt lá bên trên, hai lá song song nhưng xếp theo hình dấu "+" xuống dưới, mặt phải lá quay lên trên để bánh xanh. Xúc một bát gạo đổ vào giữa lá đánh trũng lòng cho một nửa số nhân đỗ đặt thịt lên trên, cho nửa số đỗ còn lại lên trên, xúc tiếp bát gạo phủ lên trên cùng. Gấp lá sao cho gọn và "chặt" tay lượt lá ngoài gấp cho phẳng, đẹp giấu đầu lá bên trong dùng lạt buộc chặt theo hình dấu cộng, ấn đều các góc cho bánh vuông vắn.

Tiếp đến là khâu luộc bánh. Xếp một lớp cuống lá vào đáy nồi để chống cháy. Xếp bánh đúng theo chiều đứng tránh độ tiếp xúc lớn khiến bánh bị bẹp. Bắc nồi bánh lên bếp mới đổ nước để giảm bớt độ nặng khi bê nồi bánh.

Lúc đầu đun lửa to để nồi bánh chóng sôi sau đó giảm nhiệt vừa tiết kiệm củi vừa giúp nồi bánh sôi âm ỉ và cạn nước. Mỗi tiếng là phải chế nước sôi vào nồi một lần. Không chế nước lạnh để giữ độ sôi liên tục khoảng 4-5 tiếng thì lật dở lượt bánh trên cùng giúp bánh chín đều không bị sống. Nồi bánh sôi khoảng 10 tiếng là được. Phải vớt bánh ngay lúc tắt lửa thì bánh mới khô dùng ván gỗ phẳng ép bánh giúp cho bánh đanh mềm, vuông vắn ngon lành.

Chọn những chiếc bánh đẹp nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính của con cháu. Sau đó mỗi gia đình mới quây quần nếm bánh. Bánh phải mềm, dẻo có vị ngọt của gạo vị báo của đậu xanh thịt lợn. Vị đậm đà của muối. Vị cay thơm của hạt tiêu, có màu xanh của lá rong.

      Dù vật đổi sao dời nét đẹp văn hóa thờ cúng và thưởng thức bánh trưng vào dịp tết sẽ còn mãi với dân tộc ta. Những Việt Kiều xa xứ dù đắt đỏ khó khăn cũng phải cố mua được và chiếc bánh trưng mang hơi hướng quê hương. Bởi bánh trưng là sản phẩm của nền văn minh lúa nước bày tỏ lòng kính trời đất tổ tiên thể hiện tinh thần đùm bọc của nhân dân Việt Nam ta.

Tác giả: Ngọc Lan

Giới thiệu phương pháp cách làm bánh trưng ngày tết
5 (2) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *