Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

(Văn mẫu lớp 9) – Anh(Chị) hãy phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương trong sách văn học lớp 9. ( Bài làm văn đạt điểm 9 kỳ thi HSG Tỉnh Hải Dương).

Đề bài: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

BÀI LÀM

   Tình yêu thương con cái mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng phát huy truyền thống tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. " Nói với con " của Y Phương – Nhà thơ dân tộc Tày, sáng tác năm 1980. Là một trong những bài thơ hướng vào đề tài ấy, với cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con ân tình, dặn dò, chìu mến…

phan-tich-bai-tho-noi-voi-con-cua-y-phuong

   Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình quê hương đó là điều đầu trên người cha muốn nói với con của mình ngay từ bốn câu thơ mở đầu bằng các hình ảnh thật cụ thể. Y Phương đã tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quít. Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

" Chân phải bước tới cha 
Chân trái bước tới mẹ 
Một bước chạm tiếng nói 
Hai bước tới tiếng cười".

Lời thơ dường như chỉ kể và tả mà biết bao trìu mến thân thương. Cách liệt kê " chân phải, chân trái, một bước hai bước" khiến ta hình dung các bước chập chững của những con thơ. Lúc thì xà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha, điệp ngữ " bước tới" và động từ chạm dùng rất khéo, gợi ra không khí gia đình đầm ấm, tràn ngập yêu thương đó. Hơn thế nữa con sinh ra lớn lên trong tình yêu, trong vẻ đẹp của người đồng mình.

" Người đồng mình yêu lắm con ơi 
Đan lờ cài nan hoa 
Vách nhà ken câu hát 
Rừng cho hoa 
Con đường cho những tấm lòng".

Y Phương có cách gọi độc đáo về những con người. Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết " con ơi". Vậy cái yêu lắm đó là gì? Đó là cốt cách tài hoa và tinh thần vui sống. Họ đan lờ đánh cá là nan trúc, nan tre mà đã trở thành " nan hoa", vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng câu hát. Họ biết làm nghệ thuật bằng các dụng cụ, thường ngày, các động từ cài, ken vừa mô tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó, quấn quít, đoàn kết của người đồng mình, cuộc sống lao động sinh hoạt tràn đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, tình nghĩa.

" Rừng cho hoa 
Con đường cho những tấm lòng".

Nghệ thuật nhân hóa rừng, con đường cùng điệp từ cho diễn tả rừng núi quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình. Rừng che chở, con đường mở nối… Với cách nói hàm xúc, giản dị thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn nối sống, do đó khi sung sướng ôm con thơ vào lòng nhìn con khôn lớn, suy nghĩ nghĩa tình làng bản, quê nhà người cha nghĩ về kỉ niệm hạnh phúc. 

Loading...

" Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ". 

Từ những kỉ niệm ngọt ngào của kỉ niệm gia đình quê hương, người cha còn tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương. Lời gọi tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành cùng điệp ngữ " Người đồng mình". Được lặp lại 3 lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất dễ thương của người đồng mình, với cách nói rất cụ thể. Người đồng mình có thể có nỗi buồn rất lớn, nhưng ý chí luôn vượt lên.

" Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn ".

Lời thơ bốn chữ cân đối như câu tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châm ứng xử cao quý. Các từ ngữ: "Cao đo, xa nuôi", thể hiện bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày đồng thời để phản ảnh bản chất giản dị mộc mạc của người dân quê hương. Tác giả dùng cách nói cụ thể với hình ảnh cụ thể: " Thô sơ da thịt, tự đục đá". Thể hiện tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị, thật thà, luôn ý thức xây dựng truyền thống quê hương, giữ gìn bản sắc dân tộc. Cha nói với con cũng là khuyên con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm dài chiến tranh chưa giàu, chưa đẹp con phải biết gắn bó với quê hương, không chê, không lo. Trước thử thách khó khăn con không được sống tầm thường, hèn kém, nhỏ bé, phải lao động sáng tạo để xây dựng để kê cao quê hương.

" Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc ".

Lời thơ sử dụng so sánh, thành ngữ, điệp từ, hàng loạt điệp từ " Sống" lập lại, khẳng định tâm thế bản lĩnh, niềm hi vọng. Kết thúc bài thơ là lời người cha khuyên con, lời cha nói thiết tha thân tình với lời gọi con ơi và lời nhắn nhủ nghê con. Xong lời cha dặn con ngắn gọn, hàm xúc mà sâu sắc. Mong con sau này lớn khôn trưởng thành trên đường đời phải làm những điều lớn lao, phải sống cao thượng, tự trọng phải sống vì cuộc sống tốt đẹp.

    Có thể nói rằng, tác phẩm Nói Với Con của Y Phương đã đem đến một định nghĩa vô cùng mới lạ cho tình phụ tử của dân tộc Tày. Với thể thơ tự do, câu ngắn câu dài rất phù hợp với cuộc sống khó khăn, gập gềnh của người dân vùng núi. Hình ảnh thơ mang đậm chất của núi rừng. Kết hợp hài hòa với mạch cảm xúc tự nhiên và nhẹ nhàng, không chỉ đơn giản là những lời khuyên chân thật với con mình mà đó còn là một lời nhắn nhủ với tất cả chúng ta về truyền thống đạo lý " Uống nước nhớ nguồn". Qua tác phẩm " Nói Với Con" của nhà thơ Y Phương chúng ta rút ra được nhiều bài học bổ ích, thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương của mình hơn.

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
5 (3) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *