Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11

Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11

(Văn mẫu lớp 11) – Anh ( Chị ) phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. ( Bài làm của học sinh trường THPT Bình Giang).

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11. 

BÀI LÀM

        Tác giả Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ xuất sắc nhất của Việt Nam, bà có một số lượng lớn tác phẩm để lại và có một phong cách sáng tác thơ độc đáo chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Hồ Xuân Hương còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ chuyên viết về thân phận của người phụ nữ, là một người dũng cảm luôn đề cao vẻ đẹp và sự hi sinh của người phụ nữ, đồng thời cũng lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán gay gắt chế độ xã hội cũ. Bài thơ Tự Tình được coi là một trong những bài thơ hay nó chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng chính là của những người phụ nữ nói chung.

phan-tich-bai-tho-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong

        Mở đầu bài thơ Tự Tình với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng vừa tả hình ảnh của một người phụ nữ, hay cũng có thể gọi là hồng nhan. Nhưng thật tiếc thay, hồng nhan đó lại đang rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng giữa đêm khuya u tịnh.

“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

  Trơ cái hồng nhan với nước non”

Cụm từ láy “ Văng vẳng” đã được chính tác giả sử dụng để miêu tả một thứ âm thanh từ phía xa vang lại, mặc cho không biết nó xuất phát từ nơi đâu hoặc dù nó có ở xa nhưng nghe mỗi lúc lại một gần và càng rõ ràng hơn. Khoảng thời gian được nhắc tới chính là “ đêm khuya”- thời điểm mà khiến cho con người dễ rơi vào các cung bậc tình cảm, cảm xúc trạng thái khó tả nhất, đây cũng chính là khoảng thời gian này có một người phụ nữ vẫn đang ngồi đó,không thể yên lòng mà ngủ được vẫn ngồi ở đó để nghĩ ngợi về mọi thứ xung quanh đặc biệt luôn nghĩ về con người cuộc đời của chính. Là một người phụ nữ có nhan sắc mặn mà, nhưng lại được nhà thơ miêu tả “ trơ với nước non ".  Trước khoảng đời rộng lớn, người phụ nữ đó đã nhận ra được thân phận của mình lẻ loi cô đơn, và tiếng âm thanh của trống cầm canh lại càng tô điểm thêm một nỗi buồn trống vắng khó tả, một nỗi buồn tận sâu thẳm trong tim. Bất giác người phụ nữ đó đã tìm đến những chén rượu để giải sầu :

phan-tich-bai-tho-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong-1

“ Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh

  Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”

Loading...

Cứ mỗi khi có chuyện gì buồn sầu, người xưa thường tìm đến rượu đến trăng để ngỏ bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say để quên đi muộn phiền, hương rượu nống để quên đi tất cả, nhưng thật nghịch lí, chén rượu khi đưa nên mũi, hương nồng thẳng vào mũi nhưng người muốn say, tâm và suy nghĩ vẫn còn đang rất tĩnh. Không có một nỗi buồn nào biến mất ở đây, mà nó còn làm hiện hữu rõ được nỗi lòng của người phụ nữ ngay lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng vẫn còn đang bị khuyết, chưa tròn. Phải chăng, đây là ngụ ý cho thân phận cho chính hạnh phúc của tác giả. Là một người tài giỏi nhưng số phận có phần hẩm hiu, chưa một lần được trọn vẹn. Tuổi thanh xuân đã dần đi qua mà hạnh phúc thì vẫn chưa tìm tới bến đỗ:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”

Hình ảnh rêu xanh được đưa ra đây nhưng cũng mang những dụ ý sâu xa của chính tác giả, rêu là một loại cỏ mỏng manh nhỏ bé nhưng nó lại có một sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại ở đó, ở bất cứ một khu vực nào thì nó vẫn có thể sống tươi tốt dù là điều kiện sống như thế nào đi nữa. Hình ảnh từng đám rêu đâm xuyên ngang qua mặt đất gợi ra cho chúng ta nhiều liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng quyết liệt cũng như sự chống đối của chính nó với những thứ có thể mạnh mẽ hơn nó. Còn hình ảnh đá thì cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của các viên đá với sự rộng lớn của đất trời, nó lại càng làm nổi bật lên sức mạnh của những viên đá nhỏ, quả thật thì nó cũng không tầm thường nhỏ bé một tí nào. Sự đồng điệu của thiên nhiên và con người, luôn đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Một kiếp làm vợ lẽ, cho dù cố thoát ra khỏi nhưng vẫn không thể thoát được. Chính vì vậy mới có 2 câu cuối:

“ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

 Mảnh tình san sẻ tí con con”

Thiên nhiên thuận theo trời đất, xuân đi rồi xuân tới, nhưng với con người thì lại khác, với một người phụ nữ tuổi xuân đã trôi đi rồi thì chẳng bao giờ có thể quay trở lại một lần nào nữa. Thật đáng buồn hơn cho những thân phận hẩm hiu, chờ mong tuổi thanh xuân, chờ mong có một niềm hạnh phúc được trọn vẹn nhưng nào có được. Trước sự cô đơn lẻ loi, chán trường mà tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng động từ " Ngán", phần nào nói lên được nỗi lòng riêng của thi sĩ bây giờ. Khi mảnh tình thì đang bé lại mà còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng trọn một tình yêu, một hạnh phúc tràn đầy, tới khi tìm được hạnh phúc lại phải san sẻ, quả thật là rất đáng thương. Qua đây thì cũng ngầm ẩn ý về những số phận của phụ nữ, chịu cảnh giường đơn, gối chiếc dưới chế độ cũ không được coi trọng cũng như không có quyền lên tiếng.

  Bài Tự Tình là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và mang đậm phong cách cũng như tư tưởng của chính tác giả Hồ Xuân Hương, đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ thời bấy giờ. Qua bài này, chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng và mạnh mẽ khi dám bộc lộ chính những suy nghĩ của mình.

Tác giả: ANH ĐÀO

 

Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11
5 (2) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *