(Văn mẫu lớp 9) – Anh (Chị) hãy phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. (Bài làm văn của học sinh trường THPT Nhân Quyền)
Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
BÀI LÀM
Ông Hai là nhân vật nổi bật về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông Hai là một nhân vật trong truyện ngắn "Làng" – Kim Lân viết năm 1948. Một nhân vật khá đa tầng tính cách là một người có tinh thần yêu làng, yêu nước sâu sắc và tình yêu đó đã khiến ông rất hay khoe về làng của mình.
Thật vậy, Ông Hai cũng như bao nhiêu người nông dân khác, mang trong mình bản chất quê mùa siêng lăng chân thực lao động. Nhà văn giới thiệu " Ông vốn là người hay làm" ở quê ông làm việc suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân, ngơi tay. Ông coi những việc làm là nhu cầu cần thiết để tạo ra của cải vật chất. "Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rộng ngoài bờ suối từ sáng đến giờ…" Cuộc sống nơi đất khách quê người gian nan vất vả, gia đình ông luôn vật lộn với cuôc sống thường ngày.
Bản chất của người nông dân nước ta là rất gắn bó với quê cha đất tổ. Ông Hai vô cùng yêu quí làng chợ Dầu. Ông thể hiện tình cảm với làng một cách rất riêng: Yêu làng lên phải khoe làng.
Tình thế bắt buộc Ông Hai tạm xa làng nhưng tâm trạng ông luôn hướng về làng chợ Dầu. Ông nhớ da diết lên hàng đêm ông thức tới khuya để trò truyện với hàng xóm nơi ông di tản về làng của mình. Hết nghĩ về " truyện này" ông lại " nghĩ đến" truyện khác của quá khứ. Đó là những kỉ niệm khi ông cùng làm việc với anh em. Tâm trạng bồn chồn lo lắng tới sự bình an của dân làng mình. Khi nghe được tin sau khi giết bảy tên giặc, trung đội trưởng đã tự sát. Tâm trạng ông lúc vui lúc buồn rồi nghe thêm tin "đội nữ du kích bắt sống một tên quan Hai" mắt ông sáng lên với tâm trạng phấn chấn tự hào. Những tin thắng lợi dồn dập ấy làm cho mặt mày ông rạng rỡ lên. Bao nhiêu băn khoăn âu lo tan biến mất, ông rất hài lòng về những thành tích to lớn đấy. Ông Hai sống trong tâm trạng vui tươi náo nức tự hào thì tin dữ lại đến.
Tình yêu làng của Ông Hai càng được bộc lộ một cách sâu sắc cảm động trong hoàn cảnh thử thách, tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm nhân vật đó là tin làng, chợ Dầu theo giặc. Từ phòng thông tin ra đang phấn chấn náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư nghe nhắc đến tên làng, Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi hi vọng được nghe những tin tốt lành nào ngờ biết tin dữ " cả làng Việt gian theo Tây". Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng đau đớn " cổ ông lão nghẹn đắng cả lại, da mặt tê dân dân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được". Ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi nhằm hi vọng điều vừa nghe không phải sự thật: Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư ông tìm cách lảng về. Về đến nhà ông chán trường nằm vật ra giường nhìn đàn con nước mắt cứ giàn ra. "Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúm hắt hủi đấy ư" Ông căm thù những kẻ theo Tây phản bội làng, niềm tin lỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc thấy họ lại có tinh thần cả ông đau xót nghĩ đến cảnh "người ta ghê tởm, thù hằn cái giống Việt gian bán nước". Suốt mấy ngày liền ông chẳng giám đi đâu, chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình. Lúc nào cũng lơm nớp tưởng người ta bàn tán để ý đến cái chuyện làng mình, nỗi ám ảnh, day dứt lặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông, ông đau đớn tủi khổ như chính ông là người có nỗi.
Tình thế của ông Hai càng trở lên bế tắc tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý định đuổi gia đình ông vì lí do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng. Nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi " về làng tức là bỏ kháng chiến bổ cụ Hồ". Tình yêu làng lúc này của ông Hai đã lớn rộng thành tình yêu nước. Bởi giẫu tình yêu niềm tin về cách mạng cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông hai đã lựa chọn một cách đau đớn và rứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Dù xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương bởi thế ông càng xót xa đau đớn. Trong tâm trạng ấy ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nói với con mà thực ra đang trút nỗi lòng mình ông hỏi con những điều đã biết câu trả lời…Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong " Anh em đồng chí biết cho bố con ông…" Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động nước mắt chẩy ròng rộng trên hai má. Tấm lòng của ông với làng với nước thật sâu nặng thiêng liêng dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến với cụ Hồ.
May thay, tin đồn thất thiệt và làng chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi chở về " cái mặt buồn thủi mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ trở lên". Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã lật đật khi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt sạch, đốt nhẵn. Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người". Ông khoe nhà mình bị đốt là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng hạnh phúc. Bởi lẽ trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến đó là một niềm vui kì lạ thể hiện một nét đau xót cảm động tình yêu làng, yêu nước tinh thần hi sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Đoạn văn đánh giá thành công nghệ thuật truyện khi xây dựng nhân vật ông Hai. Cách miêu tả chân thực sinh động ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng tự nhiên cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy bức bối. Đã góp phần không nhỏ tạo lên thành công của truyện đồng thời còn thể hiện sự am hiểu gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Ông Hai đúng là một người có tình yêu làng sâu sắc và rộng hơn là tình yêu đất nước. Dù đặt trong hoàn cảnh tình huống khó khăn nhưng vẫn một lòng hướng về làng của mình, một lòng theo kháng chiến. Khi được đặt vào trong tình huống éo le tinh thần đấy càng mạnh mẽ.