Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích tác phẩm Chí Phèo

Phân tích tác phẩm Chí Phèo

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Bài làm

Từ khi ra đời đến nay, Chí Phèo luôn là một hình tượng trong dân gian Việt Nam, Chí Phèo cũng là một hiện tượng, một điển hình cho nhiều mẫu người và nhiều tình huống trong cuộc sống. Có được tất cả những điều trên đều là bởi tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã đi sâu vào trong quần chúng nhân dân, trở nên quen thuộc đối với độc giả Việt Nam.

Chí Phèo là câu chuyện kể về cuộc đời của anh Chí. Số phận đã đưa đẩy anh để cuối cùng người ta cũng chẳng nhớ tên của anh thực ra là Chí nữa. Thay vào đó họ gọi anh là Chí Phèo, một kẻ chuyện say xỉn, lèo nhèo, nhiêu khê, lầy bựa. Và quả thật, Chí Phèo chính là một người chuyên rạch mạch ăn vạ, đâm thuê chém mướn, là một công cụ đắc lực, tay sai của Bá Kiến.

phan-tich-tac-pham-chi-pheo

Câu chuyện mở đầu hết sức đặc biệt bằng tiếng chửi của Chí Phèo. Như mọi cách mở đầu độc đáo khác trong truyện ngắn của Nam Cao, tiếng chửi của Chí Phèo ở đây lạ lùng là hắn chửi tất, chửi cả con người lẫn những cái vô tri vô giác, chửi từ cụ thể không chừa một ai đến chửi tất cả. Thế nhưng hắn lại chửi trong đơn độc. Không một ai đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo, không một ai thèm chấp hắn, hắn có đụng chạm vào họ thì rồi họ cũng xua đi mà rằng không phải. Dường như Chí Phèo không cùng một cộng đồng với loài người, hắn bị người ta bơ, người ta không giao tiếp, không để ý đến hắn. Đó là một bất hạnh lớn lao của con người: bị tách khỏi cộng đồng.

Chí Phèo vốn dĩ là một chàng trai hiền lành, chất phác lắm chứ. Anh chăm lo làm ăn, hướng về một cuộc sống bình dị, anh thật thà chất phác và giàu lòng tự trọng, chính vì thế mà anh mới từ chối bà ba nhà Bá Kiến, một người phụ nữ còn “hây hẩy” ra lại luôn tìm cách đò đưa mình. Nhưng ở hiền mà không gặp lành, Chí Phèo bị cơn ghen của Bá Kiến hại phải vào tù, Bá Kiến có trách nhiệm đẩy Chí vào tù, còn nhào lặn Chí thành một tên lưu manh thì lại là trách nhiệm của nhà tù thực dân. Chí ra tù trở thành một kẻ nghiện rượu, một tên lưu manh chính thống chuyên rạch mặt ăn vạ, cướp bóc trắng trợn.

Chí vừa ra tù đã đến nhà Bá Kiến để hỏi tội. Chí hiểu rằng người đẩy mình đến nước đường này là Bá Kiến. Nhưng một lần nữa Chí lại để Bá Kiến giảo hoạt, tinh ranh lợi dụng, biến anh trở thành công cụ, tay sai đắc lực cho mình. Bá Kiến với sự lọc lõi, gian ngoan, nắm rõ hàng loạt triết lý: “Nắm thằng có tóc không ai nắm thằng trọc đầu”, “Dìm người ta xuống nước rồi lại kéo lên để nó đền ơn mình”. Đầu tiên, ông ta nhận họ nhận hàng với Chí Phèo, biến anh trở thành người thân quen, rồi nhẹ nhàng gạ gẫm anh, tẩy não anh biến anh thành một tay đi đòi nợ thuê còn lão thì ung dung hưởng lợi, vẹn cả đôi đường. 

Chỉ đến khi Chí Phèo gặp thị Nở, được thị nấu cháo hành mang sang giải rượu, Chí Phèo mới giật mình tỉnh lại từ một cơn say dài bất tận. Bát cháo hành không thể đơn giản hơn của một người đàn bà xấu xí lại là chất xúc tác mãnh liệt để gọi một con người trở về từ trong cái lốt quỷ dữ. Bởi đơn giản Chí đã quá cô đơn rồi, Chí luôn ăn chặn của người ta, cướp bóc của người, đòi nợ thuê chứ nào đã được ai cho cái gì. Vậy nên khi được nấu cho một bát cháo hành Chí mới rưng rưng xúc động, rồi bồi hồi nhớ lại những ước mơ giản dị ngày nào. Điều quan trọng nhất là Chí muốn trở lại một người lương thiện. Hắn nhận thức được rõ tình trạng của bản thân, hắn hiểu hắn không thể sống cả đời như thế. Thực ra Chí biết lắm chứ, hắn hiểu rằng con người cứ như thế này thì sẽ đi về đâu, thế nên hắn muốn hoàn lương, hắn mong mọi người sẽ chấp nhận hắn, thu nạp hắn về với cộng đồng. Ước mơ của Chí Phèo về căn bản là một ước mơ về nhân quyền, hắn muốn được làm người. Ở đây mọi người cô lập hắn, cách ly hắn khỏi cộng đồng, khiến hắn không thể sống như một con người, hắn chỉ ước hắn được làm người lương thiện mà thôi (ước tức là hắn vẫn muốn làm người lương thiện, chẳng qua là không được). 

phan-tich-tac-pham-chi-pheo-1

Thế nhưng bà cô của thị Nở lại không đồng ý, đó cũng là điều dễ hiểu, có lẽ bất kì ai bình thường trong hoàn cảnh của bà cô cũng không đồng ý. Sự vô tâm và hời hợt của người dân đã một lần nữa phá nát cuộc đời của một con người, đẩy họ đến bên bờ vực thẳm. Chí bị từ chối, nhục nhã, ê chề, buồn thảm, không được chấp nhận quyền làm người Chí tìm đến trả thù kẻ đã gây ra tất cả. Vốn là muốn đi giết bà cô thị Nở, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Chí Phèo hiểu ai mới thực sự là người gây ra cho mình cơ sự này. Hắn tìm đến nhà Bá Kiến và lần này thì không còn bị dụ dỗ nữa. Chí Phèo cũng lần đầu tiên đến nhà Bá Kiến mà không phải để đòi tiền hay đòi đi ở tù. Hắn đến để đòi quyền làm người. Chắc chắn cái này thì Bá Kiến không thể có rồi, hắn chỉ có thể dễ dàng cho người ta tiền, giúp người ta đi tù oan, có thể biến họ thành một con quỷ dữ nhưng để biến họ thành một con người thì đó là điều không thể. Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến trước khi giết chết chính mình. Đó là một sự kết thúc cho những oan trái cùng đắng cay trong cuộc đời mà anh phải chịu.

Chí Phèo và Bá Kiến cùng chết nhưng không có nghĩa tất cả đã êm xuôi, rồi đây sẽ còn những Năm Thọ, Binh Chức, đội Tảo, lý Cường và rồi còn cà Chí Phèo con. Đó là sự lặp lại của những hiện tượng trong bối cảnh xã hội thối nát, những con sâu hành hạ bóc lột lũng đoạn cuộc sống của người dân. Thực trạng nhức nhối này cũng là giá trị hiện thực sâu sắc mà tác giả Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm của mình.
 

Phân tích tác phẩm Chí Phèo
4.14 (7) votes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *