Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao

(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy phân tích truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao trong sách văn học lớp 12. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang).

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao 

BÀI LÀM

      Nam Cao một nhà văn hiện thực xuất sắc ở giai đoạn 1945 với các đề tài chính viết về con người mà chủ yếu là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Sau năm 1935 ngòi bút của ông hướng về các cuộc kháng chiến và trở thành nhà văn chiến sĩ với các đề tài chủ yếu viết về cách mạng, kháng chiến. Và trong sự nghiệp sáng tác  của ông phải nhắc đến đó là tác phẩm “ đôi mắt” được sáng tác vào năm 1948 thời điểm mà xuân và cũng chính là thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống  Pháp.

Phân tích truyện ngắn đôi mắt của Nam Cao

Trước hết phải nói đến đó là nhan đề, chỉ bằng hai từ “đôi mắt” một hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa ẩn chứa một ý nghĩa hết sức sâu xa. “ Đôi mắt” được hiểu theo nghĩa đen thì đó là cơ quan thi giác để nhìn để thấy mọi sự vật hiện tượng diễn ra ở xung quanh mình. Còn nghĩa bóng thì đó chính là sự cảm nhận và cái nhìn nhận về cuộc sống của mọi người. Và chính cái nghĩa bóng ấy nhà văn Nam Cao đã mượn hình ảnh thực để nói lên cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn đời, nhìn người của các thi sĩ cách mạng về nhân dân và kháng chiến.

Và trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công hai nhân vật đó là Hoàng và Độ- hai nhân vật tiêu biểu hiện hữu để thể hiện rõ được những cách nhìn nhận về cuộc sống của mọi người trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc. Với hai nhân vật này, nhà văn Nam Cao đã xây dựng và có cách nhìn nhận cuộc sống bằng hai ánh mắt khác nhau, thêm vào đó là bài học nhân đạo, dạy cho mọi người có được những cách nhìn cuộc sống chân thực phù hợp với thời cuộc. 

Xét về nhân vật Hoàng trong tác phẩm, về lai lịch là một người đàn anh trong giới văn học, là đại diện tiêu biểu của lớp trí thức chưa chuyển mình theo kháng chiến, có thói quen sống phong lưu, quen tiện nghi, đi đứng nói năng ăn mặc đều rất kiểu cách. Nhân vật Hoàng được xuất hiện đó là người có ngoai hình mập mạp, phốp pháp, đây cũng chính là ngoại hình khiến cho mọi người phần nào cũng có thể hiểu được dụ ý xây dựng nhân vật của tác giả, với một cái tài đó là buôn chợ đen, nhưng cũng có một cái tật đó là hay đá bạn. Như vậy, chỉ bằng vài nét chấm phá nhân vật qua hình dáng, cử chỉ nhưng đã đủ để người đọc hiểu là một người có tài, trí thức nhưng lại là người trưởng giả. Và cái nhìn của Hoàng cũng hoàn toàn tiêu biểu cho những lớp người trí thức không theo kháng chiến. Cái nhìn của họ được thể hiện qua người nông dân và qua cuộc kháng chiến củ dân tộc. Đới với người nông dân a nhìn họ với thái độ chê bai cười cợt, khinh bỉ. Hoàng luôn cho rằng những người nông nhân là những người tàn nhẫn, thiếu tình người, cho rằng họ là những người tò mò, tọc mạch, vừa ngố lại vừa nhặng xị. Tất cả cho thấy, Hoàng có cái nhìn rất phiến diện về người nông dân, luôn có thiện cảm xấu với họ chỉ thấy được điều đáng cười ở họ mà không thấy được những điều tốt đẹp, và những việc làm tốt đẹp của họ. Còn cách nhìn nhận về cuộc kháng chiến, thì anh lại coi thường những người cán bộ kháng chiến xuất thân từ người nông dân nghèo, thậm chí còn có thái độ giểu cợt với cuộc kháng chiến của dân tộc, thiếu niềm tin vào quần chúng. Cho thấy rằng, sự thiếu niềm tin vào tương lai, thiếu niềm tin vào cuộc kháng chiến và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Tất cả cho người đọc thấy được cái nhìn thiếu biện chứng thiếu khoa học, cái nhìn của một lớp trí thức chỉ “ trùm chăn” nhìn nhận cuộc sống. Và chính nhân vật được nhà văn Nam Cao xây dựng hết sức chân thực hoàn toàn giống với con người thực của cuộc sống hiện tại. Từ hình dáng, điệu bộ, giọng nói, cử chỉ hành động tất cả đều được vẽ lên hết sức mộc mạc chân thực giản dị để có được một nhân vật Hoàng

Loading...

Xét về nhân vật Độ, có thể coi đây là nhân vật phản diện của nhân vật Hoàng. Độ- một người đại diện cho tầng lớp trí thức đi theo cách mạng. Độ hiện lên với vai trò là một anh chàng “ mới tập tọng vào nghề”, sống hòa mình với  quần chúng nhân dân, và hòa nhập với kháng chiến, anh “ khoác ba lô lên vai, đi hết làng nọ làng kia”, để “ làm một anh tuyên truyền nhãi nhép”, để “ nhận xét nông thôn một cách kỹ càng hơn”. Và cái nhìn của Độ cũng giống phần nào  với cái nhìn của Hoàng về người nông dân đó là đa số là người dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhìn nhục một cách  đáng thương. Nhưng có điểm khác trong cái nhìn  về người nông dân đó là Độ thấy được ưu điểm của người nông dân “ người nông dân mình làm cách mạng hang hái lắm”, và Độ phát hiện ra hoạt động và ý nghĩa hoạt động của người nông dân chứ không dừng lại ở những hiện tượng bên ngoài. Qua đó cho thấy cái nhìn của Độ là một cái nhìn toàn diện, hiểu và cảm thông cho người nông dân, biết trân trọng người nông dân. Và với Độ cái nhìn của anh về kháng chiến là hoàn toàn tích cực, luôn tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến, luôn tin vào những đóng góp của nhà văn vào  cuộc kháng chiến. Cho thấy, Độ là một người rất có trách nhiệm với đất nước.

Phân tích tác phẩm đôi mắt của Nam Cao

Thêm vào đó, Nam Cao còn xây dựng lối sống của hai nhân vật phản diện nhau để giúp người đọc hiểu và cảm nhận rõ hơn về cái nhìn nhận cuộc sống của từng nhân vật. Sau khi tản cư cuộc sống của Hoàng vẫn là ở nhà bà gian rộng rãi, nuôi cho ngoại, ăn những món ăn cầu kỳ, ngủ chăn bông thoang thoảng nước hoa, thu mình, ích kỷ bất hợp tác. Cách sống của Hoàng là cách sống dư thừa, thói quen ích kỷ. Còn với Độ thì trái lại hoàn toàn, anh sống dấn thân vào cuộc kháng chiến, luôn sẵn sàng chịu cam khổ, cùng ăn cùng ngủ, cùng làm việc với người nông dân. Và chính nhờ vậy , Độ đã tìm được chỗ đứng cho mình và góp sức mình cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ đất nước.

Như vậy, bằng cốt truyện đơn giản, nghệ thuật kể chuyện theo nhân vật Độ, theo những dòng liên tưởng, suy tưởng, hổi ức, nghệ thuật khắc tạo hình tượng nhân vật sắc nét giúp cho người đọc hoàn toàn có thể hiểu và cảm nhận từng nhân vật, và chính nhờ vậy, sẽ giúp cho rất nhiều người có thể giác ngộ được tư tưởng và có được chiều hướng, có được hướng đi đúng của mình. Bằng sự gần gũi với người nông dân, bằng cách nhìn đầy đủ toàn vẹn về cuộc sống hiện tại, và bằng chính hình ảnh ẩn dụ chân thực đã khiến cho tác phẩm “ đôi mắt” được rất nhiều người đọc đón nhận.

Tác giả: ANH ĐÀO




Phân tích truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *