(Soạn văn) – Anh (Chị) hãy Soạn bài Chuyện chức phán sự đền tản viên. ( Bài soạn văn của học sinh Bùi Thị Xuân).
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền tản viên
BÀI LÀM
I, Tìm hiểu chung.
1, Tác giả
– Nguyễn Dữ năm sinh, năm mất không rõ là người thuộc xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, Hải Dương.
– Ông sống vào thế kỉ XVI, từng làm quan nhưng không lâu thì về ở ẩn.
2, Tác phẩm
– Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại truyền kì.
II, Đọc hiểu chi tiết văn bản
1, Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
– Tên là soạn
– Quê: Huyện Yên Dũng, đất Long Giang.
– Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, cương trực.
-> Giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn với thái độ ngợi ca.
-> Cách giới thiệu nhân vật theo kiểu truyền thống.
=> Tác dụng: Định hướng.
2, Hành động đốt đền tà.
– Lý do: Tức giận yêu ma tác oai, tác quái dân lành.
– Cách thực hiện:
+ Tắm gội sạch sẽ.
+ Khấn trời đất.
+ Đốt đền.
-> Hiểu biết lễ nghĩa, đàng hoàng chính trực, hành động công khai.
-> Thể hiện nét tính cách Tử Văn.
– Ý nghĩa hành động đốt đền.
+ Vì nhân dân trừ yêu ma.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc diệt trừ giặc.
– Hậu quả:
+ Sốt rét.
+ Hồn ma tướng giặc mắng mỏ, đe dọa, đòi trả lại đền quyết kiện Diêm Vương.
-> Thái độ: Bình tĩnh, coi thường, tự tin vào việc làm chính nghĩa của mình.
3, Cuộc gặp gỡ của Tử Văn với Thổ Công.
– Thổ công: Là một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã thủng thỉnh. Trước đây đã từng giữ chức Ngự Sử Đại Phu – Lí Nam đế. Chết vì việc Cần Vương lên được phong ngự ở đây.
+ Kể về tội ác hồn ma giặc.
+ Kể với Ngô Tử Văn nỗi oan, khổ tâm của mình
+ Cho biết chuyện hồn ma tướng giặc ở Minh Tùy.
-> Bao cho Ngô Tử Văn biết mà liệu kế.
+ Dặn dò, bày kế cho Ngô Tử Văn khi xuống Minh Ti.
4, Ngô Tử Văn xuống Minh Ti.
– Ngô Tử Văn không hề khiếp sợ. Một mực kêu phán xét minh bạch.
+ Trước Diêm Vương: Tản trình đầu đuôi, lời lẽ cứng cỏi.
– Đòi làm sáng tỏ xin chịu tội chết.
+ Kết quả: Lời nói việc làm của Tử Văn là đúng.
+ Ban thưởng cho về.
– Hồn ma tướng giặc.
+ Tâu bày Diêm Vương nguồn gốc của mình xảo trá.
+ Kêu cầu, van xin, tỏ ra yếu đuối, tội nghiệp, cần giúp đỡ.
+ Tỏ ra khoan dung, độ lượng với Ngô Tử Văn với cái cớ vì đức hiếu sinh.
+ Hậu quả: Vào ngục Cửu U.
-> Gian tà phải chịu hậu quả.
Diêm Vương: Là người có hiểu biết, đúng người.
-> Thế giới âm phủ có sự công bằng.
– Thế giới âm phủ rất đáng tin tưởng.
– Cuộc sống trần thế thời này: Rối ren.
– Khuyên răn con người sống hành động theo chính nghĩa.
5, Kết thúc truyện
– Được tiến cử làm quan phán Sự núi Tản Viên.
-> Vì Ngô Tử Văn là người dũng cảm giám chiến đấu bảo vệ công lí.
– Lời bình tác giả đề cao bản lĩnh kẻ sĩ.
III, Tổng kết.
– Ngô Tử Văn là người cương trực, thẳng thắn, giám chiến đấu bảo vệ công lí.
– Là người khoan dung và độ lượng.