(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Hứng trở về lớp 10 của tác giả Nguyễn Trung Ngạn. (Bài soạn của bạn Nguyễn Thị Lợi).
Đề bài: Soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn
Bài làm
I, Tìm hiểu chung:
1, Tác giả
- Nhà văn Nguyễn Trung Ngạn ( 1289- 1370) sinh ra tại Hưng Yên, tự là Bang Trực, lấy hiệu là Giới Hiên.
- Ông được làm quan lên đến chức thượng thư.
- Sự nghiệp thơ của ông gây ấn tượng với tập thơ để lại đó là thơ giới hiên thi tập.
2, Tác phẩm
- Bài thơ Hứng trở về được Nguyễn Trung Ngạn sáng tác khi đi xứ ở Giang Nam.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ chia làm hai phần:
- Phần 1: Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ:
- Những hình ảnh quen thuộc được tác giả sử dụng để miêu tả nỗi nhớ quê hương, đó là những rặng dâu tằm, những con tằm, những bông lúa chín, những con cua béo… những điều dường như rất thân thuộc đối với bất cứ ai ở làng quê.
- Tâm hồn của tác giả được gợi đến những cảm xúc nhớ thương về những gì đã qua, đã từng gắn bó của tuổi thơ. Những hình ảnh đó khiến cho người ta thật khó quên, thu hút sự quan tâm của người đọc.
- Nỗi lòng tự hào yêu nước, yêu quê hương và mong muốn quay trở về của nhà thơ.
- Nhà thơ nhớ đến da diết những gì đã trải qua ở nơi mình sinh ra. Đó là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên quê hương, nhắc nhở ông rằng không được quên những năm tháng đã từng sống, từng trải qua,.
- Dù hiện giờ đang sống ở nơi phồn hoa, với những vinh hoa phú quý nhưng thâm tâm tác giả không bao giờ quên đi quá khứ.
- Lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc được thể hiện qua những câu thơ với những hình ảnh rất quen thuộc, gắn với con người nơi ông sinh ra.
- Khi còn sống ở quê hương, dù cuộc sống còn khó khăn nhưng rất ấm áp tình cảm giữa người với người.
- Giờ đây khi đã sống ở nơi phồn hoa phú quý hơn, nhưng tác giả lại có nỗi nhớ rất sâu sắc với làng quê, mong đợi thật nhanh đến ngày trở về quê hương.
- Nhan đề của bài thơ đã thể hiện rõ được tâm ý của nhà thơ, rằng lúc nào ông cũng mong ngóng được trở về quê hương, tình yêu dành cho quê hương thật lớn lao.
II, Kết thúc:
- Bài thơ nói lên tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ đối với quê hương của mình.
- Bài thơ viết ngắn gọn, dễ hiểu, mộc mạc nhưng chân thành, đi vào lòng người.