Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

     (Soạn văn lớp 11) – Em hãy soạn bài Khóc Dương Khuê của Trần Tế Xương (Bài làm của học sinh giỏi lớp 11 bạn Hoàng Thị Mai)

Đề bài: Soạn bài Khóc Dương Khuê

 BÀI LÀM:

I. TÌM HIỂU CHUNG 

1. Vài nét về Dương Khuê

– Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, Tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông nay là Vân Đình, huyện Ứng Hoà, Hà Tây. Đỗ Tiến sĩ năm 1868, làm quan đến Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình ông là bạn thân của Nguyễn Khuyến.

– Khi làm Tổng đốc Nam Định, ông đã đứng về phía chủ chiến trong việc “đánh hay hoà với Thực dân Pháp”. Ông bị vua Tự Đức chê là “Bất thức thời vụ” (không hiểu việc đương thời).

– Ông bị giáng chức cho coi việc khẩn hoang. Cuối đời con đường hoạn lộ cũng thông đạt. Dương Khuê còn là nhà thơ, Thơ Dương Khuê khác thơ Nguyễn Khuyến. Thơ ông bộc lộ tự do phóng túng theo chiều hướng lãng mạn: Nằm khểnh ngâm thơ cho vợ ngủ; Rũ đầu uống rượu với con chơi”. Hai người kết bạn từ khi cùng đi thi. Mặc dù cuộc sống và chí hướng của 2 người khác nhau nhưng họ vẫn giữ được một tình bạn chân thành, thắm thiết.

2. Văn bản:

* Vị trí: Bài thơ Khóc Dương Khuê nguyên văn bằng chữ Hán, tác giả dịch ra chữ Nôm.

* Bố cục: 3 đoạn

Đoạn 1: Hai câu đầu: Ngậm ngùi xa xót khi nghe tin bạn mất.

Đoạn 2: “Nhớ từ thuở” đến “Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa Can” ® Gợi lại kỉ niệm của tình bạn tốt đẹp.

Đoạn 3: Còn lại: Nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn mất.

II. ĐỌC – HIỂU

1. Nỗi đau ban đầu khi nghe tin bạn mất:

– Nhận tin bạn mất, Nguyễn Khuyến vô cùng xúc động.

+ Hai tiếng “Bác Dương” -> Thể hiện sự gần gũi, gắn bó, thân thiết.

+ “Thôi đã thôi rồi” như một tiếng thở dài buông xuôi não ruột.

+ Nỗi ngậm ngùi xa xót như chia cả với trời đất “Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” => Thiên nhiên cũng chia sẽ với con người nỗi mất mát.

+ Nhịp điệu câu thơ cũng nghẹn ngào, có cái gì không thoát ra lời ở “nước mây man mác” tiếng “mác” làm tiếng khóc như ứ nghẹn bởi phụ âm tắc vô thanh. Nó lắng xuống ở hai tiếng “ngậm ngùi” và xa xót trong lòng người khóc.

– Tác giả đã thể hiện tâm trạng đó bằng cách nói giảm nói tránh kết hợp với các từ láy đầy xót xa.

soan-bai-khoc-duong-khue-cua-nguyen-khuyen

2. Từ nỗi đau tác giả trở về với quá khứ, với kỷ niệm

  “Nhớ từ thuở… tinh thần chưa can”

– Tiếng khóc như giải bày làm sống lại kỉ niệm của một tình bạn thắm thiết:

+ Cùng “đăng khoa” (cùng đi thi, cùng đỗ đạt một khoá).

+ “Sớm, hôm gắn bó”. Nguyễn Khuyến gọi là “duyên trời”. Trên đời này không phải ai cũng là bạn thân của mình.

+ Những lần đi du ngoạn “chơi nơi dặm khách”. Những nơi xa xôi phong cảnh núi rừng “Tiếng suối reo róc rách lưng đèo”. Cả những tầng cao đón gió, thú vui đàn ngọt hát hay: “Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang”.

+ Khi tiệc rượu “chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân “đến nhưng buổi bình văn “có khi bàn soạn câu văn/biết bao đông bích điển phần trước sau”.

+ Những tháng, năm làm quan được hưởng lộc vua ban. Nguyễn Khuyến cho đó là “phận”, là: “tai ách” “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn”. Làm quan dưới thời ấy là làm tay sai. Vua, quan gì ở thời mất nước. Câu thơ cũng ngậm ngùi xa xót của vị đắng. Làm quan mà cả hai nào có vui gì. Hai câu:

Bác già tôi cùng già rồi

Biết thôi thôi thế thì thôi mới là

Tiếng khóc bạn bộc lộ cả một cái nhìn lành mạnh về thời cuộc, về phận mình, về sự tính toán nhầm lẫn để đường đi lỡ bước… Đó là tiếng khóc cao cả của một quan niệm mới mẻ, khi con người đã nếm trải trên đường hoạn lộ. Mấy tiếng “Thôi thế thì thôi” như một sự buông xuôi vì đã chót làm quan mất rồi biết làm sao. Nó chỉ còn là tiếng thở dài đến ngao ngán.

– Đó là tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác”

Trước ba năm gặp bác một lần

Cầm tay hỏi hết xa gần

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can

Một cử chỉ thường thấy ở người già “Cầm tay… xa gần”. Bạn bè chỉ sung sướng và mừng cho nhau về sức khoẻ vẫn còn trụ vững ở đời. Câu thơ viết rất tự nhiên mà thật cảm động.

3. Tâm trạng đau đớn của nhà thơ:

– Nguyễn Khuyến bộc lộ tình cảm hẫng hụt, trống vắng khi mất bạn.

+ Nhận tin bạn mất cảm thấy như mất đi một phần cơ thể.

“Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”

Những từ “chợt, bỗng” diễn tả sự bất ngờ và hẫng hụt trong tình cảm.

+ Hàng loạt hình ảnh thơ diễn tả sự trống vắng khi mất bạn.

“Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua”

Bốn tiếng không diễn tả nỗi lòng cô đơn, trống vắng. Chữ nghĩa cứ trùng lặp mà không lấp đầy nỗi cô đơn.

Câu thơ nghĩ đắn đo chưa viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa

Mất bạn hiểu thơ mình rồi. Tìm đâu thấy được tri ân.

+ Mượn tích xưa để diễn tả lòng mình. Trần Phồn đời Hậu Hán có người bạn là Tử Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường. Bạn đến mời ngồi. Bạn về lại treo giường lên. Bá Nha và Chung Tử Kì cũng là hai người bạn tri âm. Chỉ có Chung Tử Kì khi nghe tiếng đàn của Bá Nha mới hiểu được những điều Bá Nha đang nghĩ. Sau khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã đập đàn không gảy nữa vì cho rằng từ nay không ai còn hiểu được tiếng đàn của mình.

Từ hai điển tích trên đây đi vào thơ Nguyễn Khuyến

Giường kia treo những hững hờ

Đàn kia gảy những ngẩn ngơ tiếng đàn

– Bài thơ khóc bạn chan hoà nước mắt mà rất ít nói tới nước mắt. Duy có hai câu thơ cuối:

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan

Câu thơ nói tới nước mắt mà thấy rất ít nước mắt. Vì Nguyễn Khuyến tình cảm thường rất kín đáo.

III. KẾT LUẬN

Bài thơ thể hiện tình cảm vừa xa xót ngậm ngùi, vừa thiết tha luyến tiếc, đồng thời thể hiện sự trống vắng cô đơn của Nguyễn Khuyến khi bạn mất.

Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến
5 (1) vote

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *