Home / SOẠN VĂN / Soạn bài mùa xuân của tôi Ngữ Văn lớp 7

Soạn bài mùa xuân của tôi Ngữ Văn lớp 7

(Soạn văn) – Em hãy soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ Văn lớp 7. (Bài soạn của học sinh trường THCS Thái Dương – Hải Dương).

Đề bài: Soạn bài Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng lớp 7.

BÀI SOẠN

I.    Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

–    Tên thật của ông là Vũ Đăng Bằng (1913 – 1984).

–    Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

–    Vũ Bằng được coi là nhà văn nhà báo nổi tiếng của nền văn học Việt Nam.

–    Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.

2.    Tác phẩm.

–    Hoàn cảnh sáng tác của bài Mùa Xuân Của Tôi: Tác phẩm này được viết khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, mà trong khi đó nhà văn phải sống ở trong vùng kiểm soát của bọn giặc cho nên phải rời xa quê hương đến miền đất mới. Chính nỗi nhớ gia đình, quê hương không biết bày tỏ cùng ai, cho nên tác giả đã gửi gắm nó qua những rang giấy nhỏ, viết lên một bài văn vô cùng cảm xúc này.  

–    Xuất xứ của tác phẩm: Tác phẩm được rút ra từ tập mơ về trăng non rét ngọt, tháng giêng, tháng hai của tập tùy bút, bút kí tháng mười hai.

–    Thể loại: Tùy bút.

–    Bố cục: Bao gồm 3 phần.

•    Phần 1: Từ đoạn đầu đến chỗ mùa xuân: Tình cảm của con người đối với mùa xuân là quy luật tất yếu.

•    Phần 2: Tiếp đến đoạn liên hoan: Mùa xuân trong lòng người và mùa xuân thiên nhiên.

•    Phần 3: Đoạn còn lại: Toàn bộ cảnh sắc của đất trời miền Bắc Bộ từ ngày 15/1 trở đi.

II.    Phân tích tác phẩm

1.    Tình cảm của con người đối với mùa xuân là quy luật tất yếu.

–    Tác giả Vũ Bằng đã thể hiện tình cảm rất tự nhiên của con người dành cho mùa xuân là một tình cảm có quy luật tất yếu được thể hiện qua các cụm từ ngữ “trìu mến”, “tự nhiên thế”, “ chuộng”, “không có gì lạ hết”, “ mê luyến mùa xuân”.

–    Không hẳn như vậy mà tác giả còn dùng điệp ngữ rất nhiều lần từ " ai cấm" với những mối quan hệ giữa trai – gái, mẹ – con, hoa – bướm… Để thể hiện cho sự yêu thương mùa xuân của con người là vô cùng tự nhiên và có quy luật rõ dàng. 

–    Tình cảm mà đã được nhắc đến ở bên trên đều là tình cảm vô cùng tự nhiên không một ai có thể chống lại và tác giả cũng rất khôn khéo khi dùng chính những tình cảm ấy để nói đến tình yêu thương mùa xuân của con người. 

->    Qua đó ta đã thấy được tình yêu thương mùa xuân của con người là một tình cảm vô cùng tự nhiên và tất yếu, nó cũng giống như bản năng của con người. 

Loading...

soan-bai-mua-xuan-cua-toi-ngu-van-lop-7

2.    Cảnh sắc mùa xuân trong lòng người và mùa xuân của thiên nhiên.

–    Cảnh sắc mùa xuân thiên nhiên:

•    Về khí hậu và thời tiết: Gió lành lạnh, mưa riêu riêu, cái rét ngọt ngào.

•    Về không khí: Tiếng trống trèo, tiếng nhạn kêu, khung cảnh gia đình đầm ấm, tiếng hát huê tình của người con gái đẹp.

–    Cảnh sắc mùa xuân ở trong lòng người.

•    Nhựa sống ở trong con người căng phồng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như chồi non của cây cối.

•    Tim con người dường như đập mạnh hơn và trẻ hơn.

•    Y như chăng những con vật…anh cũng thèm khát yêu thương thực sự.

•    Trong lòng cảm thấy như một loài hoa mới nở.

->    Cảnh thiên nhiên mùa xuân đã đẹp trong lòng con người nay lại càng rộn ràng tươi đẹp hơn. Chính khí hậu thời tiết tươi đẹp của mùa xuân đã làm cho tác giả cảm thấy yêu thương hơn và tràn đầy nhựa sống.

3.    Cảnh sắc màu sau tháng giêng 15/1.

–    Cảnh thiên nhiên:

•    Đào hơi phai nhưng nhụy thì vẫn còn phong.

•    Cỏ thì không mướt xanh nhưng lại nức mùi hương man mác.

•    Trời thì hết nồm, mưa xuân thì thay thế cho mưa phùn.

•    Bầu trời từ đục trở nên trong sáng, hồng hồng như những con ve khi vừa mới lột xác.

–    Con người.

•    Trở về với bữa cơm giản dị nhưng vô cùng ấm áp tình cảm của gia đình.

•    Các trò vui của ngày tết, ngày xuân cũng kết thúc.

->    Sau tháng giêng ngày 15/1 những cảnh sắc, thời tiết khí hậu thiên nhiên thay đổi, con người thì trở về với đời sống như thường ngày. Tuy nhiên vẫn thấp thoáng còn đâu đó nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng người thì vẫn còn đang rạo rực vì mùa xuân vô cùng tuyệt đẹp.

III.    Tổng kết

 Tác phẩm đã để lại cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc đầy yêu thương về một mùa xuân ngập tràn những màu sắc. Con người trong lòng luôn cảm thấy yêu thương mùa xuân và luôn khát khảo để Bắc Nam thống nhất về chung một nhà để hòa bình sẽ mang lại những mùa xuân thật sự bình yên hơn tình cảm đất nước như bây giờ.

Đánh giá bài viết!
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *