(Soạn văn) – Anh (Chị) hãy Soạn bài Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão trong sách văn học lớp 10. ( Bài soạn của cô Nguyễn Minh Phương).
Đề bài: Soạn bài Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão
BÀI SOẠN
I, Tìm hiểu chung.
1, Tác giả
– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng phù Ủng Hưng Yên.
– Có công trong kháng chiến Nguyên – Mông.
– Được ca ngợi là văn võ song toàn.
2, Bài thơ
– Hoàn cảnh sáng tác: Dự đoán được sáng tác vào thời gian quân dân nhà trần chống Nguyên Mông.
– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
– So sánh phiên âm và dịch thơ: Dịch chưa đạt.
II, Đọc hiểu chi tiết
1, Hai câu đầu: Hình ảnh con người thời nhà Trần.
* Hình ảnh tráng sĩ
– Tư thế: + Chủ động, hiên ngang nhưng không kém phần có chút ngang tàng, lẫm liệt.
=> Có bản lĩnh, cá tính.
– Tầm vóc: Đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn: Non sông. Đặt trong bối cảnh không gian mấy thu.
-> Hình tượng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ.
-> Đó là hình ảnh con người thời trần, đấy là bức chân dung tự họa.
* Hình ảnh 3 quân ( đội quân nhà Trần).
– Miêu tả sức mạnh đội quân hổ báo.
– Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ so sánh: Sự dũng mãnh khi tấn công.
– Khí thế: Nuốt trôi trau.
-> Biện pháp nghệ thuật thậm xưng.
=> Đó là sức mạnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân. Vừa sử thi vừa khai quật.
2, Hai câu sau khát vọng con đường thời Trần.
– Cái chí của người tráng sĩ công danh.
– Xuất phát từ chí làm trai thời phong kiến. Làm công danh.
– Tác dụng cổ vũ con người vươn tới khát vọng cao đẹp.
– Phạm Ngũ Lão nghĩ về hai chữ " chí làm trai".
+ Là sự nghiệp người anh hùng: Đánh giặc cứu dân cứu nước.
+ Nộ công danh phải trả bằng chiến công, lòng dũng cảm.
+ Sự nghiệp công danh của một cá nhân đặt vào cái chung của dân tộc.
* Cái tâm của người anh hùng qua chữ " Thẹn".
-> Nỗi thẹn cao cả cho thấy nét tính chất khiêm nhường thể hiện quyết tâm, muốn cống hiến nhiều hơn nữa.
– Ý nghĩa: Tôn lên vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn.
III, Tổng kết.
– Phạm Ngũ Lão là người anh hùng vĩ đại, một người luôn khát khao được cống hiến cho nhân dân, đất nước.
– Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật thậm xưng.