(Soạn văn) – Anh (Chị) hãy Soạn bài Tràng Giang của Huy Cận trong sách văn học lớp 11. ( Bài soạn của cô giáo Nguyễn Thị Yến trường THPT Bình Giang).
Đề bài: Soạn bài tràng giang của huy cận
BÀI SOẠN
I, Tìm hiểu chung.
1, Tác giả Huy Cận (1919 – 2005)
– Là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới, với hồn thơ ảo não.
– Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
2, Tác phẩm.
– Xuất xứ: " Lửa Thiêng".
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Thể loại: Sáng tác theo thể thất ngôn.
II, Đọc hiểu chi tiết.
1, Nhan đề và lời đề từ.
a, " Tràng Giang"
+ Tràng: Dài
+ Giang: Sông
=> Sông dài.
– Nhan đề là từ hán Việt, gợi sắc thái cổ tích, trang trọng thân mật.
+ Âm " ang" láy lại gợi âm hưởng dài rộng, ngân, vang, lan tỏa, gợi cảm giác mênh mang của con sông lớn.
=> Cảnh không chỉ là sông Hồng rộng lớn cụ thể mà trở thành cảnh của Sông dài rộng nói chung trong không gian và thời gian.
– Nhan đề hàm xúc, giàu triết lí => Cổ điển.
b, Câu đề từ: " Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
– Khái quát tâm trạng thi sĩ. " Bâng khuâng, nhớ".
– Gợi lên nỗi buồn sầu lan tỏa, 6/7 thanh bằng gợi nỗi sầu buồn lan tỏa mênh mang, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
-> Bộc lộ tâm trạng cá nhân của chàng thanh niên thời thơ mới.(Hiện đại)
=> Định hướng cảm xúc chủ đạo toàn bài thơ, buồn bằng sự kết hợp cổ điển và hiện đại.
2, Khổ 1.
– Cảnh vật: Tràng giang:
– Hình ảnh: Sóng trải dài, mênh mang, vô tận, điệp điệp hết lớp này đến lớp khác.
– Sóng gợn hết lớp này đến lớp khác cảnh vật rộng lớn, mênh mông.
– Hình ảnh: Thuyền xuôi mái: Buông xuôi mái chèo, con thuyền lênh đênh, trôi nổi, hững hờ.
+ Thuyền xuôi mái: Nước song song không gắn kết với nhau.
+ Thuyền về – Nước lại: Vận động trái chiều đối lập nhau gợi sự chia li, tan tác.
– Củi một cành khô:
+ Không phải cây gỗ, bè gỗ lại là một cành củi nhỏ bé, lạc lõng trôi nổi trên sông.
+ Hình ảnh ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, cô đơn, vô định giữa dòng đời.
=> Tâm trạng: Buồn: điệp điệp nỗi buồn triền miên, day dứt hết lớp này đến lớp khác như con sóng giữa sông sầu: Thường trực, đau đớn, triền miên, vô tận.
=> Buồn, sầu trước cảnh sông nước bao la vô định rời rạc, hững hờ. Con người nhỏ bé, cô đơn, trôi nổi, lạc lõng.
– Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố cổ điển của thơ ca sóng, thuyền kết hợp hiện đại.
Sử dụng điệp từ, điệp điệp, song song.
Hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ thuyền, củi.
Tạo âm hưởng cổ kính, trang trọng, hài hòa giữa cảnh và tình.
3, Khổ 2.
– Hình ảnh: Cồn nhỏ, gió đìu hiu: Hình ảnh quyen thuộc được đưa vào để hoàn thiện bức tranh cảnh vật ở tràng giang.
– Đặc điểm: Lơ thơ: Sự thưa thớt, vắng vẻ + Nhỏ
– Đìu hiu: Lạnh lẽo, heo hút.
-> Sự nhỏ bé, quanh vắng, cô đơn của cảnh vật.
– Đâu tiếng:
+ Đâu đó có tiếng chợ chiều
+ Không có tiếng chợ.
-> Yên ắng đến tuyệt đối.
=> Cảnh vật là sự tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
Câu 3, 4:
– Hình ảnh: Nắng, trời:
– Điệp từ: Xuống, lên sự vận động trái chiều, cảnh vật được mở rộng theo chiều cao.
– Tính từ: Sông dài, trời rộng: Mở không gian theo chiều rộng.
– Sâu: Chót vót: Chiều cao được đẩy lên vô tận, khoảng cách trời, sông như vô cùng.
-> Mang giá trị tạo hình, biểu cảm.
– Sự kết hợp từ đặc sản.
=> Khổ hai dựng lên mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn.
– Thể hiện tâm trạng cô đơn, trống trải bơ vơ của cái tôi lãng mạng trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng.
4, Khổ 3
Cảnh vật: Bèo nối nhau trôi dạt trên sông.
=> Hình ảnh thực được quan sát.
Hình ảnh ẩn dụ cho những kiếp người trôi nổi, phiêu dạt.
+ Hình ảnh: Đò, cầu:
-> Không xuất hiện.
-> Không có bóng dáng cuộc sống con người.
* Đặc điểm:
– Mênh mông:
– Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
=> Cảnh vật mênh mông, rộng lớn, vắng vẻ, u buồn.
– Tâm trạng: Qua câu hỏi dạt về đâu thể hiện nỗi buồn trước kiếp người lênh đênh, vô định.
+ Buồn trước cái lặng lẽ, mênh mông cảnh vật.
+ Nỗi buồn nhân thế.
=> Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.
5, Khổ 4.
* Hình ảnh bầu trời lúc chiều tà.
+ Chân trời: Lớp lớp mây trồng xếp nhau như núi, ngọn núi ấy như được rát bạc.
=> Hình ảnh đẹp, kì vĩ.
+ Gợi nhớ đến câu thơ Đỗ Phủ, " Mặt đất mây đùn cửa ải xa".
– Hình ảnh cánh chim: Vừa nhỏ, như nghiêng đi vì sức nặng bầu trời đang xa xuống.
=> Đối lập với hình ảnh bầu trời. Cánh chim được nhắc đến nhằm khắc đậm cái nhỏ nhoi, lạc loài, cô đơn đến tội nghiệp.
=> Cảnh vật được khắc họa bằng bút pháp cổ điển với chất liệu " mây trắng, chim trời".
– Tâm trạng thi nhân:
+ Lòng quê: Nỗi niềm nhớ quê " dợn dợn" điệp hết lớp này đến lớp khác như những con sóng gợn trên sông.
-> Nỗi nhớ quê da diết triền miên hết lớp này đến lớp khác.
– Ở câu kết, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà gợi tứ thơ của thời Hiệu.
Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Huy cận da diết hơn, thường trực hơn.
=> Bức tranh thiên nhiên kì vĩ và tình yêu quê hương đất nước thiết tha, thầm kín.
6, Tổng kết.
– Nghệ thuật: Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.
– Vơi bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, từ láy giàu ý nghĩa biểu cảm.