Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Từ Ấy của Tố Hữu

Soạn bài Từ Ấy của Tố Hữu

(Soạn văn) – Anh (Chị) hãy Soạn bài Từ Ấy của Tố Hữu lớp 11. (Bài soạn của học sinh giỏi lớp 11 trường THPT Bình Giang).

Đề bài: Soạn bài Từ ấy của Tố Hữu

BÀI SOẠN

I, Đọc hiểu khái quát

1, Tác giả (1920-2002)

– Ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

– Phong cách: Tố Hữu là người viết thơ chữ tình chính trị. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc truyền thống.

2, Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: 7/1938 Tố Hữu kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.

– Vị trí: Thuộc phần " Máu lửa" của tập thơ " Từ ấy"

+ Mở đầu con đường cách mạng, con đường thơ ca.

+ Trở thành tuyên ngôn về lẽ sống, nghệ thuật của nhà thơ.

II, Đọc hiểu chi tiết

1, Khổ 1

+ " Từ ấy": Nhắc lại nhan đề bài thơ và tập thể.

– Lời kể về kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời.

– Nhắc lại thời gian mà Tố Hữu bắt đầu bước vào hàng ngũ của Đảng.

– Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là bước ngoặt đầu tiên trong sự nghiệp cách mạng, thơ ca Tố Hữu.

* Sự thay đổi trong tâm hồn.

– Hình ảnh:

+ Nắng hạ: Rực rỡ, chói chang, mạnh mẽ.

+ " Mặt trời chân lí": ẩn dụ: Cho ánh sáng lí tưởng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin là nguồn sáng ấm, nắng, rực rỡ đúng đắn, soi đường chỉ nối cho nhà thơ đi đúng đắn.

+ Động từ " bừng" " chói" động từ mạnh, ánh sáng phát ra một cách đột ngột, bất ngờ, không thể cưỡng nổi.

– " Trói qua tim": Soi sáng trí tuệ, tâm hồn nhà thơ.

-> Ánh sáng lí tưởng đảng soi sáng tâm hồn nhà thơ, mở ra chân trời mới cho người chiến sĩ cách mạng thi sĩ.

– Hồn tôi: Là một vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim.

=> Vườn cây tràn đầy sức sống, ngát hương thơm, rộn rã âm thanh.

-> Sức sống tràn ngập niềm vui, sức sống.

– Nghệ thuật so sánh bằng hình ảnh cụ thể Tố Hữu thể hiện tâm hồn mình.

=> Niềm vui sướng, say mê của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng của Đảng.

soan-bai-tu-ay-cua-to-huu

2, Khổ 2

– Kiểu câu khẳng định.

– Kiểu câu: Tôi ( Chủ thể hành động) buộc.

-> Thể hiện độ tự giác, tự nguyện, gắn bó của chủ thể.

+ Lòng tôi: Với mọi người.

+ Tình tôi – trăm nơi.

+ Hồn tôi – Hồn khổ.

=> Tình cảm cá nhân: Cộng đồng xã hội

– Sự hài hòa trong tình cảm cá nhân với cộng đồng, với cái ta chung của mọi người.

Mục đích: Để tình trang trải: Chia sẻ tình cảm, gần gũi nhau -> Tạo ra sự đoàn kết.

-> Sống chan hòa với mọi người, cái ta chung với những người lao động nghèo khổ, để thực hiện lí tưởng giải phóng làm lên sức mạnh.

* Kết luận: Tình yêu thương của nhà thơ là tình hữu ái giai cấp.

Sự thay đổi trong nhận thức nhà thơ, là nhận thức mới về lẽ sống, sống gắn bó với nông dân lao động.

Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.

3, Khổ 3

– Kiểu câu khẳng định.

* Tôi đã

+ Là con

+ Là em

+ Là anh

=> Gắn bó ruột thịt, thân thiết.

* Đối tượng

+ Vạn nhà

+ Vạn kiếp phôi pha

+ Vạn đầu em nhỏ, không áo cơm.

=> Với quần chúng lao động nghèo khổ, không chốn lương thân, lang thang bỏ vỏ.

– Tình cảm: Sự cảm thông, thương xót.

– Nghệ thuật: Điệp từ, cấu trúc câu, khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn, rứt khoát.

-> Sự thay đổi trong tình cảm.

4, Kết luận

– Nghệ thuật: Hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, giọng thơ sảng khoái, sôi nổi.

– Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm vui, lẽ sống, tình cảm lớn lao trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.

Soạn bài Từ Ấy của Tố Hữu
4.5 (2) votes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *