VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁP XÂM LƯỢC
-
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
* Kinh tế
+ Nông nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách "bế môn tỏa cảng".
+ Quân sự lạc hậu,
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bùng nổ khắp nơi.
+ Đối ngoại: chính sách sai lầm: "Bế quan tỏa cảng” với phương Tây, "cấm đạo", đuổi giáo sĩ. Nhưng lại thần phục mù quáng nhà Thanh,
2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đông bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)
– Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
– Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
____
Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896)
Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, sớm tỏ ra có khí phách ngay trước mặt tên Trú sứ Rây na (Rheinart) và các sĩ quan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng quang của mình tại kinh thành Huế. Đại biểu cho phe chủ chiến trong triều là Phan Đình Phùng, Ông Ích Khiêm, Trần Xuân Soạn… đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913). Mặc dù có những điểm bất đồng trong chuyện phế lập, nhưng phái chủ chiến và đa số hoàng tộc đã nhanh chóng thông qua kế hoạch táo bạo đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu vực Kinh thành của Tôn Thất Thuyết. Lực lượng quân Pháp ở Huế có tới 2300 tên do tướng Đờ Cuốc xy (De Courcy) chỉ huy nhằm tiêu diệt lực lượng chủ chiến của Tôn Thất Thuyết. Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Pháp mất 4 sĩ quan và trên 60 lính. Nhưng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ nên khi quân Pháp phản công, quân ta bị động, thiệt hại rất lớn. Tôn Thất Thuyết phải đưa xa giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra Quảng Trị mà từ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở. Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất, kêu gọi nhân dân giúp Vua đánh Pháp.
+ Từ 1885-1888 |
*Điểm giống và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa Cần Vương: So sánh điểm khác nhau giữa phong trào chống Pháp xâm lược (1858 – 1884) với phong trào Cần Vương
|
Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương
Giống nhau:
– Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
– Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
– Đều thất bại
Khác nhau:
Tiêu chí so sánh |
Phong trào Cần Vương |
Phong trào nông dân Yên Thế |
Lãnh đạo: |
– Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương |
– Nông dân đứng đầu là Đề Thám |
Mục tiêu |
– Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. |
– Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội |
Địa bàn hoạt động: |
– Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì |
– Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. |
Tính chất: |
– Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến |
– Là phong trào nông dân mang tính tự phát. |
Thời gian |
– Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế |
– Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. |
1. VÌ SAO KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ TIÊU BIỂU NHẤT TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG ?
– Thành phần lãnh đạo: Phan Đình Phùng – thủ lĩnh uy tín nhất trong p/t CV ở Nghệ – Tĩnh & nhiều thủ lĩnh tài 3 khác, tiêu biểu là Cao Thắng.
– Địa bàn: hoạt động rộng khắp 4 tỉnh ở Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
– Thời gian tồn tại: lâu nhất trong p/t CV – 10 năm và khi KN tan rã cũng là lúc p/t CV kết thúc.
– Trình độ tổ chức: cao, chặt chẽ: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ gồm 100 – 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.
– Lực lượng tham: gia đều là những người yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, đwojc huấn luyện chuyên nghiệp.
– Trình độ trang – thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn – đúc – chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo, …)
– Phương thức tác chiến: đánh du kích & vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất & tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết use các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.
– Kết quả: đã nhiều lần đẩy lui các cuộc hành quân càn quét of địch.
– Tính chất ác liệt chống Pháp & chính quyền phong kiến bù nhìn.
=> đánh dấu bước phát triển cao nhất của p/t CV dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ fu iu nước, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Tại sao cuộc khởi nghĩa này có thể tồn tại gần 30 năm?
1. Trong những năm cuối XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp tự phát của nhân dân các địa phương ở trung du và miền núi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ 1884 đến 1913 thì kết thúc. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là nông dân, tiêu biểu nhất là Đề Nắm và Đề Thám.
2. Cuộc khởi nghĩa trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn 1 (1884 – 1892), nghĩa quân còn họat động lẻ tẻ, hàng chục toán nghĩa quân tung hoành khắp khu vực Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất nhưng đã đẩy lùi nhiều trận càn của Pháp.Đến tháng 4-1892, Đề Thám trở thành thủ lĩnh tối cao. Giai đoạn 2 ( từ 1893 đến 1897), nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều vùng thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, xây dựng căn cứ ở Hố Chuối. Thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh lên Yên Thế. Để có điều kiện củng cố lực lượng, Đề Thám lập mưu bắt cóc một số tên thực dân gây xôn xao dư luận trong giới tư sản và địa chủ Pháp. Chính quyền thực dân buộc phải đàm phán giảng hòa, rút quân khỏi Yên Thế, đồng ý để Đề Thám cai quản bốn tổng (…) từ tháng 10/1894. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân ra sức sản xuất, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới. Đến tháng 11/1895, Pháp tấn công trở lại và bị thiệt hại nặng nên phải đề nghị Đề Thám giảng hòa lần thứ hai vào tháng 12-1897. Giai đoạn 3 ( từ 1898 đến 1908 ), suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế giữ vững tinh thần chiến đấu, ra sức sản xuất, sắm sửa vũ khí, luyện tập quân sự chuẩn bị chống trả kẻ thù, phối hợp hoạt động với các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX. Giai đoạn 4 ( từ 1909 đến 1913), thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công. Từ đây cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi đi đến thất bại.
3. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa là biểu hiện cụ thể sinh động tinh thần quật khởi, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
4. Cuộc khởi nghĩa kéo dàigần 30 năm nhờ căn cứ Yên Thế được xây dựng trên một điạ hình hiểm trở ở phía tây Bắc Giang, có đường thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên… Nhờ có địa hình này, nghĩa quân có thể cơ động và linh hoạt trong tấn công và phòng thủ. Mặt khác nhờ có phương thức tác chiến linh hoạt, chủ yếu tiến hành đánh du kích, lấy ít đánh nhiều, nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút lui. Lúc kẻ thù cũng như lực lượng nghĩa quân gặp khó khăn, Đề Thám biết tận dụng điều kiện hòa hoãn với Pháp nhằm tranh thủ thời gian củng cố và phát triển lực lượng. Nghĩa quân đã dựa chặt chẽ vào dân, phần nào đã giải quyết được yêu cầu ruộng đất của nông dân nên đã tập hợp được nông dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
_________
*Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra như thế nào? Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy?
* Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy
– Căn cứ: Bãi sậy (Hưng yên) là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm. Thuộc các huyện: Văn Lâm, Khoái Châu, Mỹ Hào, Yên Mỹ
– Lãnh đạo:
+ Từ 1883-1885 là Đinh Gia Quế
+ Từ 1885-1892: Nguyễn Thiện Thuật
– Diễn biến:
+ Từ 1883-1892: Nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích…
+ Giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại…
+ 1892: Khởi nghĩa tan rã (Kéo dài gần 10 năm)
* Điểm khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy
– Khởi nghĩa Ba Đình: Địa thế hiểm yếu, phòng thủ là chủ yếu. Khi bị bao vây tấn công dễ bị dập tắt.
– Khởi nghĩa bãi sậy: Địa bàn rộng lớn…Nghĩa quân dựa vào dân, đánh du kích, đánh vận động, địch kho tiêu diệt.
: Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược theo nội dung mẫu sau:
Nội dung |
Cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Người lãnh đạo |
Địa điểm |
Quy mô |
1 |
Bãi Sậy |
1883-1892 |
Đinh Gia Quế & Nguyễn Thiện Thuật |
Hưng Yên |
Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ;phát triển hình thức tác chiến du kích. |
2 |
Ba Đình |
1886-1887 |
Phạm Bành & Đinh Công Tráng |
Thanh Hoá |
Chặn đánh các đoàn xe tải& tập kích địch;điển hình lối đánh phòng ngự kiên cố. |
3 |
Hùng Lĩnh |
1887-1892 |
Tống Duy Tân & Cao Điển. |
Thanh Hoá |
Tổ chức nhiều trận tập kích, trận Vân đồn, trận Yên Lãng. |
4 |
Hương Khê |
1885-1895 |
Phan Đình Phùng & Cao Thắng. |
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. |
Có quy mô lớn & kéo dài nhất trong phong trào Cần vương.Tổ chức quân đội tập luyện quy cũ; chế tạo được vũ khí. Nghĩa quân đánh nhiếu trận lớn bằng tập kích, chống càn (đồn Trường Lưu, thị xã Hà Tĩnh, Vụ Quang…) |
– Đánh giá về phong trào Cần vương
*Ưu điểm:
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
* Hạn chế:
+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
Câu 1:
Thực chất của phong trào “Cần Vương” là gì ? Vì sao “Chiếu Cần Vương” thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX ?
+ Thực chất của phong trào “Cần Vương” là giúp vua cứu nước, đây là phong trào đấu tranh của nhân dân chống ngoại xâm, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước (Hàm Nghi).
+ Vì “chiếu Cần Vương” thể hiện việc gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc, phục vụ dân tộc nên được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Câu 2: So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần Vương chống Pháp theo yêu cầu được thể hiện trong bảng sau:
Nội dung so sánh |
Phong trào Cần Vương |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Bối cảnh lịch sử |
|
|
Mục tiêu đấu tranh |
|
|
Hình thức đấu tranh |
|
|
Lực lượng tham gia |
|
|
Kết quả |
|
|
Ý nghĩa |
|
|
Câu 3:
- Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược theo yêu cầu sau:
STT |
Cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Người lãnh đạo |
Địa điểm |
Quy mô |
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá về phong trào Cần Vương.
Câu 5: So sánh phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX theo yêu cầu được thể hiện trong bảng sau :
Nội dung so sánh |
Phong trào Cần Vương
|
Phong trào yêu nước đầu TKXX |
Bối cảnh lịch sử
|
Triều đình Huế đã kí kết Hiệp ước 1884,thực sự đầu hàng thực dân Pháp.Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương |
Ảnh hưởng những trào lưu tiến bộ thế giới. Thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất . |
Mục tiêu đấu tranh
|
Trung quân ái quốc (nước gắn với vua), đánh Pháp , khôi phục lại chế độ phong kiến |
Nước gắn liền với dân, chống Pháp để cứu nước, cứu dân, thay đổi chế độ. |
Hình thức đấu tranh |
Khởi nghĩa vũ trang |
Khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị, ngoại giao và cải cách |
Lãnh đạo
|
Sĩ phu văn thân yêu nước còn mang ý thức hệ phong kiến: Sĩ phu (Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…) nông dân. |
Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan ChâuTrinh), nông dân, tư sản, tiểu tư sản. |
Kết quả
|
Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại |
Đặt nền tảng cho tư tưởng dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. |
Ý nghĩa
|
Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc, mở đường cho những cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. |
Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, mở ra một con đường mới từ sau thế chiến thứ nhất. |
Câu 6: Những nét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX trên các mặt: Mục tiêu đấu tranh, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh ?
+ Mục tiêu đấu tranh: vừa nhằm giải phóng dân tộc, vừa nhằm mang lại những quyền lợi dân chủ cho nhân dân.
+Thành phần lãnh đạo: Vẫn là những nhà nho yêu nước, những sĩ phu tiến bộ nhưng đã bắt đầu tiếp nhận tư tưởng mới: tư tưởng tư sản.
+ Hình thức đấu tranh: Những họat động bí mật như lập hội, xuất dương cầu học, hay công khai như lập trường học, xuất bản sách báo, diễn thuyết, biểu tình, kinh doanh công thương nghiệp…
Câu 7 Hãy so sánh hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh theo các tiêu chí sau:
Xu hướng |
Chủ trương |
Biện pháp |
Khả năng thực hiện |
Tác dụng |
Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu |
|
|
|
|
|
Cải cách của Phan Chu Trinh |
|
|
|
|
|
Yêu cầu thí sinh lập bảng so sánh và nêu được các ý sau:
Xu hướng |
Chủ trương |
Biện pháp |
Khả năng thực hiện |
Tác dụng |
Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. |
Xây dựng lại lực lượng kết hợp với cầu viện Nhật Bản. |
Chủ trương cần viện Nhật Bản là khó có khả năng thực hiện được. |
Khuấy động lòng yêu nước, cố vũ tinh thần dân tộc. |
ý đồ cần viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm. |
Cải cách của Phan Chu Trinh |
Vận động cải cách trong nước, mở ngành công thương nghiệp tự cường. |
– Mở trường học. – Đề nghị thực dân Pháp chấn chỉnh lại chế độ phong kiến giúp Việt Nam tiến bộ. |
Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp. |
– Cổ vũ tinh thần học tập tự cường. – Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến. |
Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp. |
Câu 9 Trình bày các xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:
Các nội dung |
Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX |
Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XX |
Mục đích, mục tiêu |
|
|
Thành phần lãnh đạo |
|
|
Phương thức hoạt động |
|
|
Tổ chức |
|
|
Lực lượng tham gia |
|
|
Các nội dung |
Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX |
Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX |
Mục đích, mục tiêu |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ cộng hoà (Tư sản) |
Thành phần lãnh đạo |
Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước |
Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hoá. |
Phương thức hoạt động |
Vũ trang |
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài. |
Tổ chức |
Theo lề lối phong kiến |
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai |
Lực lượng tham gia |
Đông, nhưng hạn chế |
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội |
Câu 10 Hãy so sánh phong trào Cần Vương với phong trào Yên Thế, rút ra điểm giống nhau và khác nhau.
Điểm giống nhau và khác nhau: |
|
Đều là các cuộc đấu tranh chống Pháp. |
Được nhân dân ủng hộ. |
Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ. |
Tinh thần kiên cường bất khuất của chỉ huy và nghĩa quân. |
Kết quả đều bị thất bại. |
|
Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa. |
Thành phần lãnh đạo. |
Thời gian tồn tại. |
_____________________________
* So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
+ Chủ trương cứu nước của hai cụ.
– Phan Bội Châu: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du…)
– Phan Châu Trinh: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..)
* Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
+ Giống nhau:
– Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX.
– Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”.
+ Khác nhau:
– Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
– Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.
è Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đông cách mạng mới.
* Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta theo khuynh hướng phong kiến và tư sản đầu thế kỷ XX là:
– Như chúng ta đã biết, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Chúng đã thiết lập một bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhắm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng. Người dân bị bần cùng hóa, một cổ hai chòng. Từ đó làm xuất hiện các mâu thuẫn gây gắt giữa dân tộc VN với thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Sự áp bức bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng gay gắt, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc ắt sẽ ơhair diễn ra rất gay gắt và mạnh mẽ, với sự đa dạng về nội dung, hình thức cũng như các tầng lớp tham gia.
Trong nửa đầu thế kỷ XX nổi lên các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản. Nổi bật nhất là các phong trào như Cần Vương (1885 – 1896); khởi nghĩa Yên Thế; phong trào Đông Du; phong trào Duy Tân; các phong trào Quốc gia cải lương; phong trào dân chủ công khai hay phong trào cách mạng quốc gia tư sản…Tuy các phong trào này nổ ra rất mạnh mẽ, các tấm gương anh dũng, bất khuất, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, nhưng kết quả đều không giành được thắng lợi. Nguyên nhân thất bại của các phong trào nói trên là:
-
Thứ nhất, họ không có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức có khả năng dẫn dắt và lãnh đạo. Tính giai cấp còn nặng nề. Họ chưa ý thức được rằng cách mạng giải phóng dân tộc mới là quan trong hàng đầu.
-
Thứ hai, họ chỉ dựa vào uy tín cá nhân của từng người chứ không dựa vào quần chúng và nhân dân lao động. Điển hình như phong trào Cần Vương, tuy diễn ra trong khoảng thời gian dài nhưng chỉ thu hút được một lượng rất ít quần chúng nhân dân, kể cả trong và ngoài kinh thành Huế. Chỉ những người tin vào khuynh hướng này mới tham gia cách mạng. Vì không tập hợp được quần chúng đông đảo lên phong trào đã thất bại.
-
Thứ ba, đó là họ sử dụng khuynh hướng lỗi thời, lạc hậu, vũ khí thô sơ, nghèo làn, chủ trương nóng vội. Trong giai đoạn này không thể dùng các tư tưởng phong kiến như các phong trào chống giắc phương Bắc của cha ông được. Nó không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nữa.
-
Thứ tư, các phong trào theo khuynh hướng tư sản cũng thất bại vì họ tuy có tiếp thu được hệ tư tưởng mới song lập trường, hệ tư tưởng của họ không ổn định và thiếu đúng đắn. Họ mang nặng tư tưởng cá nhân. Chính cái tư tưởng này sẽ không thể giành được thắng lợi cho toàn bộ dân tộc được. Cộng thêm nữa là giai cấp tư sản VN quá nhỏ bé, cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nguyên nhân tiếp theo là qui mô của các phong trào còn quá nhỏ, tổ chức lỏng lẻo. Cũng chính nguyên nhân này đã làm cho phong trào của Quốc dân Đảng thất bại. Họ kết nạp Đảng viên một cách ồ ạt và không xem xét kỹ nên đã bị mật thám cài vào. Do đó khi cách mạng chưa nổ ra đã bị đàn áp rất dã man.
Các phong trào này diễn ra chưa đúng lúc, hoàn cảnh lịch sử chưa chín muồi. Hầu hết các phong trào đều diễn ra khi thế địch còn mạnh và hiếu chiến, tiềm lực kinh tế quân sự của địch quá mạnh so với ta.
Từ những nguyên nhân trên đã đặt ra yêu cầu mới cho các mạng VN đó là phải tìm ra một con đường mới, một tư tưởng mới, một giai cấp đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành giải phóng dân tộc.
* Đánh giá PT yêu nước cuối TK XIX – đầu XX:
Tóm lại: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu cầu cần phải có đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng đúng đắn.
* Nguyên nhân thất bại:
– Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản không còn phù hợp với thời đại mới
– Các phong trào này diễn ra lẻ tẻ không thống nhất nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp.
– Các phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đạo. Sau khi người lãnh đạo bị bắt hoặc bị hy sinh thì các phong trào này đều bị thất bại.
– Chỉ hô hào cổ động không quan tâm đến vận động quần chúng, không chủ động xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.