Bài 12
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 – 1925
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
* Hoàn cảnh lịch sử
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Véc xai – Oasingtơn (Versailles – Washington.)
– Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế Cộng sản ra đời có tác động mạnh đến Việt Nam
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các cường quốc tư bản châu Âu gặp nhiều khó khăn, Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
* Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp:
– Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
+ Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)
+ Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ, đặc biệ là mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát…,
+ Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
+ Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.
+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
+ Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
2. Chính sách chính trị,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
(Giảm tải-Đọc thêm)
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.
a. Những chuyển biến mới về kinh tế:
– Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.
– Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.
– Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
b. Sự chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam.
– Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
– Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
– Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
– Gia cấp Tư sản : ra đời sau thế chiến I, bị tư sản Pháp chèn ép, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản:quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.
+Tư sản dân tộc:kinh doanh độc lập,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
– Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
-> Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam có những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.
II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài
(Giảm tải – đọc thêm)
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:
*Hoạt động của tư sản Việt Nam:
– Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.
– Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.
– Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết ”quân chủ lập hiến ”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao ”trực trị ”.
* Hoạt động của tiểu tư sản trí thức: hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.
+ Tổ chức chính trị: như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu:Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…)
+ Báo tiến bộ ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…
+ Nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).
+ Cao trào yêu nước dân chủ công khai: như đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); để tang cụ Phan Chu Trinh.
* Các cuộc đấu tranh của công nhân:
– Ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
– Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925).Cuộc bãi công của thợ máy Ba son đòi tăng lương 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc. Cuộc đấu tranh thắng lợi đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân.
3. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ai Quốc.
* Nguyễn Tất Thành tên thật là Nguyễn Sinh Cung, xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước, nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, Ngày5/6/1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
– Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp vào năm 1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.
– 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Versailles ”Bản yêu sách của nhân dân An Nam ” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam ”.
– Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo ”Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
– 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)
– 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
* Ý nghĩa: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho cách mạng Việt nam.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Số vốn Pháp đầu tư trong công nghiệp chủ yếu vào ngành:
A. Công nghiệp dệt B. Công nghiệp xay, sát
C. Công nghiệp nặng chế tạo máy móc D. Công nghiệp khai thác mỏ
Câu 2: Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc ðã gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam ðến:
A. Chính phủ Pháp B. Nghị viện Pháp
C. Bộ thuộc ðịa D. Hội nghị Vecxai
Câu 3: Các sách báo gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1925?
A. An Nam trẻ, Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Người nhà quê, Thanh niên, Nhân đạo
C. Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Nhân đạo, Thanh niên
D. Người cùng khổ, nhành lúa, An Nam trẻ, Vi hành
Câu 4:Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến B. Nông nghiệp và khai thác mỏ
C. Nông nghiệp và thương nghiệp D. Giao thông vận tải
Câu 5: : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân B. Nông dân
C. Tiểu tư sản D. Tư sản dân tộc
Câu 6: Tại Hội nghị Vécxai (Pháp) năm 1919, người thanh niên yêu nước Việt Nam – Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Pháp và các nước đồng minh văn bản gì?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Báo Người cùng khổ
C. Bản yêu sách của nhân dân An Nam
D. Bản sơ thảo Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
Câu 7: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là:
A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”…
B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân” ..
C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”, ..
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê” …
Câu 8: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm 1919-1929 là:
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc và tay sai.
Câu 9. Tác động của chương trình khai thác lần II đến kinh tế Việt Nam là:
A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ
B. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp
C. Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp
D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp
Câu 10: Là người đã từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp vào cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Ông là ai?
A. Phan Đức Anh B. Tôn Đức Thắng C. Trường Chinh D. Lê Duẫn
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Việt Nam là :
A. Đầu tư mức độ với tốc độ và quy mô lớn nhất
B. Đầu tư với mức độ, quy mô vừa phải
C. Chỉ đầu tư ở ngành công nghiệp tiêu dùng
D. Đầu tư chủ yếu vào thương nghiệp
Câu 12: Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?
A. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất
B. Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
D. Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa
Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai ( 18/6/1919)
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp ( 12/1920)
C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa ( 7/1920)
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ( 6/1925)
Câu 14: Công lao to lớn ðầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam là:
A. chuẩn bị về lí luận cho sự ra ðời của Ðảng cộng sản Việt Nam
B. tìm ra con ðýờng cứu nýớc ðúng ðắn cho dân tộc Việt Nam.
C. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam
D. thành lập Ðảng cộng sản Việt Nam
Câu 15: “Muốn cứu nýớc và giải phóng dân tộc không có con ðýờng nào khác là con ðýờng cách mạng vô sản” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi:
A. tham gia sáng lập Ðảng cộng sản Pháp
B. ðọc Luận cýõng về vấn ðề dân tộc và thuộc ðịa của Lênin
C. tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc ðịa
D. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam ðến hội nghị Vecxai
Câu 16: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có tác dụng to lớn như thế nào?
A. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam
C. Thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam
D. Thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam
Câu 17: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có điểm gì mới ?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế
B. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc..
Câu 18: Vì sao nói giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc?
A. Đây là một giai cấp có đủ năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta
B. Đây là một giai cấp có số lượng đông, có tinh thần cách mạng triệt để
C. Đây là giai cấp rất nhạy cảm chính trị
D. Đây là lực lượng lao động chính, nuôi sống xã hội
Câu 19: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam
D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam
Câu 20: Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân?
A. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc
B. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu
C. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công
D. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác..
C. ĐÁP ÁN
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐÁP ÁN |
D |
D |
C |
B |
B |
C |
D |
D |
B |
B |
A |
B |
C |
B |
B |
A |
A |
B |
A |
D |
Bài 13
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG.
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
*Sự thành lập :
– Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng
– Người chọn một số thanh niên ưu tú trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925)
– 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập
– Cơ quan cao nhất là Tổng bộ, đặt tại Quảng Châu –Trung Quốc
– Ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội (21/6/1925).
*Hoạt động:
– Năm 1927, Tác phẩm “Đường Kách mệnh ” được xuất bản, đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
– Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1928 Hội có gần 300 hội viên, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).
– 09/07/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
– Từ 1927 đến 1929 nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh… nổ ra.
– Cuối năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa ”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị (bãi công của công nhân than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, …
– Năm 1929 bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh ), nhà máy AVIA (Hà Nội), hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng…, có sự liên kết giữa các ngành và các địa phương thành phong trào chung.
* Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng:
– Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Đưa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.
– Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.
->Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.
2. Tân Việt cách mạng đảng tại Trung Kỳ.
( Giảm tải – Đọc thêm)
3. Việt Nam Quốc dân đảng.
* Thành lập:
– Tại Nam đồng thư xã, 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
– Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại diện cho tư sản dân tộc Việt Nam
* Mục đích:
– Tư tưởng chính trị: 1929 Việt Nam Quốc dân đảng công bố nguyên tắc: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái ”.
– Chương trình họat động của Đảng chia thành 4 thời kỳ. Thời kỳ cuối là bất hợp tác với Pháp và nhà Nguyễn; cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
– Chủ trương: “Tiến hành cách mạng bằng bạo lực ”.
– Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ; còn ở Trung Kỳ và Nam Kỳ không đáng kể.
*Họat động:
– 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh (Bazin) ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân đảng tổn thất nặng nề. Bị động, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng với tư tưởng “Không thành công cũng thành nhân ”
– 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp…
– Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.
– Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc, vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
* Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ. Đặc biệt sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam vượt quá khả năng lãnh đạo của các tổ chức cách mạng.
*Sự thành lập các tổ chức cộng sản:
– Đông Dương cộng sản đảng:
+ Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên, mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản.
+ Từ ngày 01 – 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.
+ 17/ 6/1929, Đông Dương cộng sản đảng được thành lập, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng.
– An Nam cộng sản đảng:
+ Khoảng tháng 8/1929: các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam các mạng thanh niên ở Nam kì đã quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận.
– 9/1929, một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt đã lập ra Đông Dương cộng sản liên đoàn
*Ý nghĩa:
– Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
– Khẳng định hệ tư tưởng cộng sản đã chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc ở Việt Nam.
Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
* Hoàn cảnh:
– Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, ý thức giai cấp và chính trị rõ rệt
– Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
– Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đã trở về Trung Quốc để triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.
– Từ 6-1-1930. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản bắt đầu họp tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc). Ngày 8-2-1930, các đại biểu dự Hội nghi về nước
*Nội dung hội nghị:
– Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam
– Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt …của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam).
– Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập
– 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
* Ý nghĩa: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
* Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
– Đường lối chiến lược cách mạng: tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản ”.
– Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
– Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức ; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa chủ, tư sản.
– Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
– Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản.
*Ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:
– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.
– Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
– Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
– Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào tthời gian nào? Ở đâu?
A.Tháng 5 – 1925, ở Quảng Châu (Trung Quốc)
B.Tháng 6 – 1925, ở Hương Cảng (Trung Quốc)
C.Tháng 7 – 1925, ở Quảng Châu (Trung Quốc)
D. Tháng 6 – 1925, ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Câu 2. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 1- 1929. B. Tháng 2- 1929. C. Tháng 3- 1929. D. Tháng 4-1929.
Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:
A. Báo Thanh niên. B.Tác phẩm “Đường kách mệnh”.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp D. Báo “Người cùng khổ”
Câu 4: Từ ngày 6 – 1 – 1930, hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp ở đâu?
A. Quảng Châu (Trung Quốc) B. Ma Cao (Trung Quốc)
C. Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) D. Hương Cảng (Trung Quốc)
Câu 5: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn
C. Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn
D. An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn
Câu 6. Báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tố chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng D. Tân Việt cách mạng đảng
Câu 7. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng và Việt Nam quốc dân đảng
C. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 8: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản đảng là:
A. Báo Nhành Lúa B. Báo Người Nhà Quê
C. Báo Búa Liềm D. Báo Tiếng Chuông Rè
Câu 9. Câu nào dưới đây nói đúng về sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.
C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
Câu 10: Số nhà 5 D phố Đàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện:
A. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng
C. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời
D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Câu 11. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đổng chí Nguyễn Aí Quốc khởi thảo, đó là:
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đê quốc.
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
Câu 12. Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Luận cương tháng 10/1930 của Đảng do đổng chí Trần Phú khởi thảo là lực lượng nào?
A. Công nhân và nông dân.
B. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, nông dân và tư sản.
Câu 13: Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo?
A. Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam..
B. Cương lĩnh đã thể hiện rõ tính độc lập dân tộc và tự do của dân tộc Việt Nam.
C. Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới.
D. Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đòan kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa Đế quốc
Câu 14: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A. tự do và dân chủ. B. độc lập và tự do.
C. ruộng đất cho dân cày. D. đoàn kết với cách mạng thế giới.
Câu 15: Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những thanh niên để lập ra Cộng sản đoàn từ tổ chức nào?
A. Tâm tâm xã B. Tân Việt cách mạng đảng
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên D. Việt Nam Quốc dân đảng
Câu 16: Tác phẩm "Đường kách mệnh" là tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện ở Quảng Châu được xuất bản năm 1927, đã:
A. Trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Trang bị kiến thức về kinh tế cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
C. Trang bị kiến thức cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
D. Trang bị học thức về quân sự cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Câu 17: Câu nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
A. Tạo điều kiện cho phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
B. Chứng tỏ được sức mạnh của liên minh công – nông
C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới
Câu 18: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam.
B. Đã tập hợp được tất cả lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
C. Chứng tỏ sức mạnh của liên minh công- nông là 2 lực lượng nồng cốt của cách mạng để giành thắng lợi.
D. Là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
Câu 19. Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?
A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
B. Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng Việt Nam phát triển mạnh.
C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam quốc dân đảng tan rã.
D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng
Câu 20: Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
A. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản
B. Người đã trình bày trước Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa.
C. Người đã tiếp nhận đựơc ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta.
D. Sau những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài Nguời đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. ĐÁP ÁN
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐÁP ÁN |
D |
C |
A |
C |
A |
B |
A |
C |
C |
C |
A |
A |
B |
B |
A |
A |
C |
A |
B |
C |