Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Triết lý nhân sinh qua bài thơ ” Hỏi ” của Hữu Thỉnh

Triết lý nhân sinh qua bài thơ ” Hỏi ” của Hữu Thỉnh

(Văn mẫu lớp 12) – Triết lý nhân sinh qua bài thơ " Hỏi " của Hữu Thỉnh. ( Bài làm văn của học sinh giỏi tỉnh Bình Dương).

Tôi hỏi đất:

–  Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn trọng nhau

Tôi hỏi nước:

– Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Đề bài: “Hỏi” của Hữu Thỉnh. Anh (Chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trên.

                                  Bài làm

   Thời gian cho mỗi con người là hữu hạn, cứ mỗi phút trôi qua tiêu phí cho những truyện vô bổ, đây chính là thời gian lãng phí nhất của cuộc đời.

, “ Sống hoài, sống phí “ .Bởi thế, thời gian để sống là thời gian để làm việc và cống hiến, đó là thời gian để khám phá những giá trị của cuộc sống, là thời gian để yêu thương và tha thứ,.. Để giả đáp cho mọi điều khuất lấp cho cuộc sống, những câu hỏi tha thiết đặt ra. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng “ Hỏi “, câu hỏi thật đặc biệt và nó chứa sẵn lời giải đáp:

         “ Tôi hỏi đất, đất sống với nhau như thế nào ?

               -Chúng tôi tôn cao nhau

            Tôi hỏi nước, nước sống với nhau như thế nào ?

                -Chúng tôi làm đầy nhau

            Tôi hỏi cỏ, cỏ sống với nhau như thế nào ?

                -Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời

            Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào ?

            Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào ?

            Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào ?

   Bài thơ gồm hai câu đối thoại, một có lời giải đáp và một không có câu trả lời.Một mình cho tự nhiên vô tư và một dành cho người.Nhưng thực chất đó đều là những hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp để hướng tới cuộc sống của chúng ta.Những câu thơ chứa đựng những bài học nhân sinh quý giá đòi hỏi người đọc phải ngẫm nghĩ để thấu hiểu.Đó là những chuẩn mực về lối sống đẹp  được tác giả gửi gắm trong lời đáp của thiên nhiên. Đồng thời cũng gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh về hiện trạng lối sống thực dụng, vô cảm của con người hiện nay.

triet-ly-nhan-sinh-qua-bai-tho-hoi-cua-huu-thinh

  Trước hết con người hãy lắng nghe lời của đất “ Chúng tôi tôn cao nhau “ .Tôn cao : đó là hành động đắp thêm cho vững, cho cao, cho nổi bật. Trong cuộc sống con người, “tôn cao có thể hiểu là thái độ tôn kính giữa người với người.Nhưng sâu sắc hơn cả đó là tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích của người lên trên lợi ích của mình, thậm chí có phải hi sinh thầm lặng.Có người thắc mắc, tại sao phải sống vì người khác?Ai cúng hi sinh hạnh phúc của mình thì chẳng có ai hạnh phúc cả.Thật không mấy ai hiểu rằng, khi con người cống hiến, họ nhận được nhiều hạnh phúc, niềm vui hơn là những người chỉ biết sống cho riềng mình.Trong xã hội này, nếu ai cũng biết sống vì người khác, lấy hạnh phúc của người khac làm niềm vui cho bản thân mình thì cuộc đời này sẽ tươi đẹp biết bao!

  Từ câu trả lời của nước, ta rút ra những bài học quý giá, “chúng tôi làm đầy nhau “ .Trong cuộc sống không ai có thể tự hoàn thiện.Con người sống trong cộng đồng luôn cạnh tranh nhau vị thế, được sống cạnh nhau phải chăng là sự săp đặt của tạo hóa, nhưng mong con người có ý thức trách nhiệm, giúp đỡ, hoàn thiện lẫn nhau.Lối sống đẹp nhà thơ muốn gửi gắm ở đây là tinh thần rộng lượng biết “ cho đi “, ”làm đầy” hoàn thiện đồng loại.Hoàn thiện những điều người khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách,.. Nhưng có một thứ cần cho đi hơn cả, một thứ mà khi thiếu vắng con người sẽ đau khổ hơn bao giờ hết : đó là tình yêu thương.

  Và cỏ đem đến cho chúng ta bài học về tinh thần đoàn kết.”Chúng tôi đan vào nhau làm lên một chân trời” Có lẽ không ai trong chúng ta không hiểu về giá trị của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người.Nhân loại đang ngày từng ngày đối mặt với những vấn đề chung, nếu không có tình đoàn kết, con người sao có thể giải quyết được những vẫn đề toàn cầu này! Chỉ có đoàn kết mới làm lên sức mạnh, để vượt lên trên mọi khóa khăn, thử thách.

 Vị tha, rộng lượng, đoàn kết, ba lối sống đẹp mà nhà thơ Hữu Thỉnh gửi gắm trong bài thơ có mối quan hệ gắn bó.Vẻ đẹp của các đức tính trên đều có một điển chung, đó là tình yêu thương. Biết yêu thương mới giúp con nguời ta tha thứ, biết gắn bó giúp đỡ để hoàn thiện nhau, tạo lên những chân trời mới, tươi sáng và bình yên.Bài học lớn nhất ở đây có phải là tình yêu thương giữ con người với con người, biết quan tâm, chăm sóc sẻ chia với đồng loại.

  Như vậy câu hỏi của nhà thơ Hữu Thỉnh thật đặc biệt.Câu hỏi của nhà thơ mà giải đáp như một bản nhacc muôn thủa của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

                  “ Còn gì đẹp trên đời hơn thế

                     Người với người sống để yêu nhau”

 

Triết lý nhân sinh qua bài thơ ” Hỏi ” của Hữu Thỉnh
3.67 (9) votes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *