Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 6 / Phân tích truyện Đeo Nhạc Cho Mèo

Phân tích truyện Đeo Nhạc Cho Mèo

( Văn mẫu lớp 6) – Em hãy phân tích truyện Đeo Nhạc Cho Mèo trong sách văn học lớp 6. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THCS Long Xuyên).

Đề bài: Phân tích truyện Đeo Nhạc Cho Mèo

BÀI LÀM

      Truyện ngũ ngôn Đeo nhạc cho mèo đã cho ta thấy được tiếng cười châm biếm và chế giễu của nhân gian qua câu chuyện xoay quanh “hội đồng chuột”. Câu chuyện mang tính giáo dục sâu sắc trong cuộc sống.

       Khi nghe đến ba từ “hội đồng chuột” có lẽ các bạn sẽ cảm thấy thật buồn cười phải không. Và câu chuyện về đeo nhạc cho mèo được bắt đầu tại cuộc họp đông đủ của làng chuột, đây có lẽ là việc hết sức hệ trọng. Hội đồng chuột gồm có ông Cồng được ngồi tại chiếu trên, luôn tỏ khí thái cao cao bệ vệ, Ở giữa là hai ông Nhắt và chiếu cuối cùng là của anh Chù, tùy Chù ta hôi hám nhưng cũng là một tráng đinh.

Cuộc nghị sự bắt đầu, ông Cống trình bày về chuyện phải đeo nhạc cho Mèo để làng chuột có thể được báo động từ xa như vậy người làng mới yên tâm mag làm ăn. Cả làng chuột nghe ông Cống nghị sự về ý kiến đó thì tỏ ra vô cùng thích thú, reo hò: “Hay quá! Cao kiến quá!”

Chiếc nhạc để đeo cho mèo nhanh chóng được mua về làng. Cả làng chuột lại tụ tập lại để tìm người, cử người đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Và ai sẽ là người đi, đây được cho là sự vinh dự, vinh dự lĩnh án tiên phong. Vì là niềm vinh dự, nên cả làng chuột đồng đã nhất trí giới thiệu ông Cống, người đứng đầu. Nhưng Cống ta cho rằng đây là một việc hết sức tầm thường thì làm sao xứng được với vị trí danh hiệu cao quý của Cống.

Thế là anh Nhắt được cử đi, vì ai cũng cho rằng anh nhanh nhẹn, vì thế mà được tín nhiệm. Nhưng anh lại lí sự rằng, tại cái làng chuột này, dù gì anh cũng là người có vai vế, được ngồi ở chiếu trên. Công việc tẹp nhẹp ấy, phải dành cho bọn đàn em đi mới được. Thế là cuối cùng người được vinh dự nhận công việc vô cùng vinh quang đó- đeo nhạc cho mèo, chính là anh chuột Chù.

Loading...

phan-tich-truyen-deo-nhac-cho-meo

Chù ta vốn hèn lành, lại thấp cổ bé họng nên không nói được lý do để từ chối, đành phải cõng cái nhạc ra đi tìm mèo. Vừa gặp mèo, tuy sợ lắm nhưng Chù vẫn cố đánh bạo đến gần. Một việc tưởng chừng như không thể. Ai cũng trông mong và chờ đợi tin tức của chù, nhưng khi Mèo vừa nhe nanh và giương cặp vuốt sắc nhọn lên gầm gừ thì như rằng với bản tính nhát cáy của mình, Chù ta không màng gì cứ cằm đầu tháo chạy, vứt luôn cả cái nhạc, không biết đã bay về đâu. Khi nhìn thấy Chù chạy về trông trạng thái vô cùng sợ hãi thì cả làng chuột lúc đó cũng bỏ chạy tán loạn theo.

Chúng ta cảm thấy thật buồn cười, có thể nói rằng cái hay cái thú của câu chuyện này được đắt giá bởi ba tình tiết. Thứ nhất phải kể đến sáng kiến vô lý của ông chuột Cống đeo nhạc cho mèo. Thứ hai, chính là sự đùn đẩy của làng chuột trong việc giao cho ông chức cao to nào cũng bị các ông tìm cách đẩy cho người khác. Cuối cùng là khi chuột Chù cõng nhạc đi tìm mèo, và vì sợ mà vứt nhạc tháo chạy khiến cả làng ai cũng khiếp sợ, phải tháo chạy theo để bảo toàn tính mạng của mình.

     Qua câu chuyện này, ta thấy rằng việc “Đeo nhạc cho Mèo” chính là một sáng kiến ngỡ ngẫn, nó viễn vong và không thực tế, vì thế nó trở thành trò cười. Trong cuộc sống này cũng vây, khi để ra cho mình một kế hoạch hay sáng kiến nào đó hãy tìm thứ có khả thi, thực tế thì mới có giá trị, và mới thực hiện được. Đừng làm điều viễn vông, phi lý. Đây là câu chuyện cho ta cả một bài học luận lý, chúng ta cần phải nhớ và rút ra điều đúng đắn.

Tác giả: Anh Đào

Đánh giá bài viết!
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *