(Văn mẫu lớp 9) – Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Nguyễn Du và Thúy Kiều Qua hai câu thơ
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Bài Làm
Trong tác phẩm kinh điển Triệu Kiều của Nguyễn Du có viết
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Với 2 câu thơ này Nguyễn du đã diễn tả sâu sắc bi kịch nội tâm của nhân vật Thúy Kiều, nhưng nghe như đâu đó có tiếng lòng của tác giả Nguyễn Du. Câu thơ là nỗi đau tự thương mình, thương người, thương đời đến u uất thời phong kiến.
Thúy kiều đang ở lầu Ngưng Bích thì bị tú bà lập mưu cho sở khanh dụ nàng đi trốn để bắt về. lấy cớ đó ép nàng phải tiếp khách. Thúy Kiều bị mắc lừa và phải cam chịu sống trong tủi nhục ê chề ở lầu xanh với bướm lả ông loi. Cuộc say đầy tháng. Trận cười suốt đêm và để rồi có những lúc nàng trở về với nỗi đâu một mình.
Câu thơ lạc ngắt nhịp 3/3 gợi bước đi của thời gian khi tỉnh rượu, lúc tàn canh là lúc khoảnh khắc hiếm hoi ở lầu xanh mà Kiều có thể sống thực với lòng mình nhất. Đó là lúc con người tỉnh táo nhất và không gian xung quanh cũng vắng lặng nhất để Kiều lắng nghe thấy lòng mình, hồi tưởng về những điều đã qua. Suy ngẫm về cuộc đời và đối với chính mình. Câu thơ trên cân đối hài hòa thì đến nhịp thơ dưới có sự thay đổi phá cách 2/4/2 biểu hiện nỗi bàng hoàng rực tỉnh của Kiều. Điệp từ Mình lập lại 3 lần dẫn cho một tư mong thanh bằng những không gợi được sự nhẹ nhõm mà chỉ dáy lên một cảm giác nặng nề bởi câu thơ có nhịp điệu như tiếng nấc đan xen tiếng thở dài. Đây là cái giật mình của kiều thấy mình bị rơi vào bi kịch. Vào thời cảnh ê trề nhục nhã như hôm nay. Tiếng nấc và tiếng thở dài ấy là sự thở dài không cam tâm nhưng đành bất lực trước sự sô đẩy vùi dập của cuộc đời.Hai câu thơ đã giúp cho chúng ta hiểu được bi kịch cao đẹp của con người có thiên lương cao đẹp.
Hai câu thơ ngoài thể hiện nỗi lòng của kiều chúng ta còn cảm nhận thấy nỗi đau, nỗi xót xa của kiều trước đời đầy bất hạnh của chính mình. Kiều vốn là người con gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn nhạy cảm, có khát vọng hạnh phúc, kiều có ý thức sâu sắc về cuộc sống của mình và những người xung quanh viết về chủ đề này thấm thía hơn người. Như lẽ thường phải được sống bình yên, hạnh phúc. Nhưng số phận chớ trêu, xã hội thối nát bất công đã tước đoạt mọi quyền sống được hưởng hạnh phúc, đẩy nàng vào cạm bẫy, sóng gió cuộc đời.
Đời kiều là một chuỗi các bất hạnh kiều chuộc cha kiều phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong chốn lầu xanh” Thanh lầu 2 lượt” Kiều phải làm vợ lẽ của thực sinh làm nô tì và mắc phải bẫy Hồ Tôn hiếu để rồi cuối cùng phải tự vẫn ở sống tiễn đường vì là người có khát vọng sống mãnh liệt, lại ý thức rất cao về bản thân mình nên thúy kiều đã rơi vào bi kịch tinh thần đau xót. Thương cho thương thân phân mình, thương cho dòng đời đầy bất hạnh.
“Giữ đường đứt gánh tương tư”
Thương cho thân phận mình bị trà đạp đầy đạo và hoảng hốt trước sự thay đổi thảm hại của mình.
Sự đồng cảm nỗi niềm thông cảm của Nguyễn Du cảm thông cho bản thân của Thúy Kiều và thực sự đồng cảm với nàng thể nên trong mình của kiều mới nghe như có lỗi xót xa của Nguyễn Du trong đó vì bi kịch của đời kiều như bi kịch của cuộc đời của tác giả. Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu có nhưng cơn lốc cuộc sốc đã hất đổ hầu hết khiến ông vào cuộc sống lay lắt phiêu bạc tha hương.
Là con người tài hoa từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho vị trí nhưng dốt cuộc phải chấp nhận cuộc đời triền miên, buồn chán. Không có một hoạt động say sưa vì lí tưởng nào cả. Nhưng yếu tố cùng cảnh ngộ ấy đã tạo nên sự đồng cảm kì diệu giữa một tâm hồn người sĩ với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
Chính nỗi thương mình ấy là cơ sở tạo lên tấm lòng yêu thương, trân trọng mà Nguyễn Du dành cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa. Ông ca ngợi vẻ đẹp toàn vẹn của người phụ nữ, bênh vực con người và tố cáo xã hộ phong kiến xấu xa, đầy đọa con người. Tất cả tạo lên cảm hứng nhân văn cho truyện kiều nói riêng và tác giả Nguyễn Du nói chung cảm hứng ấy khiến ngòi bút của ông như có máu nhỏ trên đầu bút, nước mắt thấm qua từng trang giấy.
Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành công đặc sắc nhất của truyện kiều và thể hiện rõ nhất sự đồng cảm sâu sắc và tình thương yêu mà nguyễn du dành cho nhân vật vì có thực sự hiểu và yêu nhân vật.