(Văn mẫu lớp 9) – Anh(Chị) hãy cảm nhận bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy trong sách văn học lớp 9.
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
BÀI LÀM
Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa. Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, ông có nhiều sáng tác nghệ thuật tiêu biểu là bài thơ " Ánh Trăng" sáng tác năm 1978. Sau 3 năm, kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở về một thái độ " uống nước nhớ nguồn" và sống một cách thủy chung, tình nghĩa.
"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng lị thành tri kỉ."
Hồi tưởng về vầng trăng tuổi thơ và vầng trăng về chiến tranh. Điệp từ " Hồi, với" cách gieo vần vào đặc sắc trăng gắn bó với con người. Từ hồi ấu thơ, dù đu đâu trăng cũng bên cạnh. Lớn lên xa gia đình quê hương tham gia kháng chiến. Trăng và người là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi đồng kham cộng khổ.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.”
Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng khẳng định tình cảm yêu thương quí trọng của mình với trăng. Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hòa vào thiên nhiên. Vì vậy, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy trở thành vầng trăng tình nghĩa. Nghĩa là trăng và người không những là những người hiểu nhau mà cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng kham cộng khổ. Từ " ngỡ" trong bài thơ diễn tả sự ngỡ ngàng nhưng khẳng định một lần nữa tình trăng và người.
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường. ”
Lời thơ như kể, môi trường sống thay đổi, con người cũng đổi thay. Dần dần cái vầng trăng tình nghĩa bị lẵng quên – Trăng hoàn toàn xa lạ. Trăng được nhân hóa, so sánh và thành người dưng. Vầng trăng tình nghĩa của ngày xưa không còn, thậm chí còn đáng trách hơn chỉ là người khách qua đường xa lạ. Bỏi tình cảm con người đâu còn son sắc thủy chung? Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhớ nhau " Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay".
Tình huống đời thường xảy ra.
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn."
Các từ vội, đột ngột gợi ra tâm trạng đột biến của con người để gợi ra sự thật. Tác giả không đơn thuần nói về hình ảnh trăng tròn mà muốn nói sự tràn đầy tình nghĩa của nhau. Trăng vẫn thủy chung, trang trọng với người bạn năm xưa.
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng”.
Hiện tại đối mặt với vầng trăng. Người ngắm trăng suy ngẫm bâng khuâng, diễn tả nỗi xúc động đến không nói thành lời. Tình cảm dường như nén lại nhưng cứ trào ra đến thổn thức, xót xa. Cấu trúc thơ song hành cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, nhịp thơ hối hả. Bao nhiêu kỉ niệm đẹp ùa về khi tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên với vầng trăng xưa, với đồng với bể với sóng với rừng. Đồng thời vầng trăng cũng nhắc nhở con người đừng bao giờ quên năm tháng ấy, tình bạn, đồng chí, đồng đội…
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình… ”
Khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo. Nơi tập chung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Khổ thơ khép lại bằng hai vế đối lập và song song. Trăng cứ tròn vành vạnh như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Trăng tượng trưng cho nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm không thể quên. " Ánh trăng im phăng phắc" là nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và chúng ta. Con người có thể vô tình lẵng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ đều tràn đầy bất diệt. Sự giật mình để đổi thay trở về. Trở về với chính mình, tốt đẹp xưa kia. Đó là những giật mình để hoàn thiện hơn.
Bài thơ " Ánh trăng" của Nguyễn Duy gây xúc động với nhiều thế hệ bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự nhắc trân thành. Giọng thơ trầm tĩnh sâu nắng, tứ thơ bất ngờ mới lạ. Bài thơ mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.