Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 8 / Chứng minh đoạn trích Trong Lòng Mẹ giàu giá trị nhân đạo

Chứng minh đoạn trích Trong Lòng Mẹ giàu giá trị nhân đạo

(Văn mẫu lớp 8) – Anh(Chị) hãy chứng minh đoạn trích Trong Lòng Mẹ giàu giá trị nhân đạo. ( Bài làm đạt điểm cao tuyệt đối của học sinh lớp 8 trường Thái Hòa).

Đề bài: Chứng minh đoạn trích Trong Lòng Mẹ giàu giá trị nhân đạo.

BÀI LÀM

      Hoài Thanh đã nói " Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương muôn loài muôn vật". Đúng vậy! Các tác phẩm giàu giá trị nhân đạo luôn để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh cảm xúc sâu sắc. " Trong lòng mẹ" trích " Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng là một văn bản như vậy. Đoạn trích thấm đấm giá trị nhân đạo.

     Có thể nói nhân đạo là lòng thương người nhà văn đã đồng cảm với số phận đắng cay tủi cực của nhân vật, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ và lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống phẩm giá của con người.

Điều ấy được bộc lộ thật rõ ở đoạn trích " Trong lòng mẹ". Trước hết nhà văn đồng cảm với số phận của mẹ Hồng và Hồng. Người mẹ này là một phụ nữ không có hạnh phúc, phải chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Chồng chết cảnh nhà xa xút phải đi tha hương cầu thực bỏ lại hai đứa con sinh nở một cách giấu giếm, bị họ nói gièm pha ghét bỏ. Bé Hồng cũng vậy. Chú bé này sớm mồ côi cha lại thiếu thốn tình mẹ nhiều phen " rớt nước mắt". Gia đình họ nội không yêu thương chú. Còn nhỏ mà Hồng đã phải kìm nén che giấu cảm xúc thực trước sự xảo quyệt của bà cô.

chung-minh-doan-trich-trong-long-me-giau-gia-tri-nhan-dao

Không chỉ đồng cảm với số phận của mẹ, giá trị nhân đạo ở đoạn trích còn thể hiện ở việc nhà văn ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người. Mẹ Hồng đã dũng cảm vượt lên trên thành kiến, trở về ôm ấp vỗ về đứa con thơ. Đặc biệt là chú bé Hồng có tình yêu thương mẹ vô cùng sâu sắc, mãnh liệt…

Loading...

Cuối cùng giá trị nhân đạo trong đoạn trích còn được bộ lộ qua  việc tác giả lên án những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá của con người, mẹ Hồng bị chói buộc bởi những cổ tục nặng nề, bị nhà chồng hắt hủi. Người mẹ này cũng là nạn nhân của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu cảm xúc. Và chú bé Hồng đã chứng kiến mọi sự cay độc của bà cô khe bà tìm mọi cách để chia rẽ tình mẫu tử. Bà cô là đại diện cho lớp người hẹp hòi ích kỉ khô héo tình ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Làm nên thành công về giá trị nhân đạo không thể không kể đến nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bé Hồng qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. Đoạn trích giàu chất trữ tình. Chất trữ tình được phản ánh qua tình huống chuyện, qua cảm xúc dạt dào cháy bóng của Hồng và nhất là qua cách diễn tả cảm xúc của tác giả. Tác giả trọn thể hồi kí kể ở ngôi thứ nhất lời văn chân thành tha thiết kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả biểu cảm đan xen bình luận. Các hình ảnh so sánh đều hay, đặc sắc giọng văn chân thành giàu cảm xúc. Đúng là nhà văn của phụ nữa và trẻ em.

       Tóm lại " Trong lòng mẹ" là đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ta càng hiểu hơn về phẩm chất con người thời kì ấy để yêu thương để cảm thông và để thấy rõ tính ưu Việt của xã hội ngày nay. Tôn trọng giá trị của con người phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Tác giả: HỒNG FLOWER

Chứng minh đoạn trích Trong Lòng Mẹ giàu giá trị nhân đạo
3.67 (3) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *