(Văn mẫu lớp 9) – Anh(Chị) hãy phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá của nhà thơ Huy Cận.
Đề bài: Phân tích và so sánh khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
BÀI LÀM
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thế thống nhất, cảm xúc phát triển theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thúc.Thời điểm khác với mọi hành động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc bình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển thì khổ thơ mở đầu là khúc hát ra khơi và khổ kết là khúc khải hoàn trở về sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.
Mở đầu bài thơ là khúc hát lên đường của người lao động trên biển cả.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Hai câu thơ mở đầu khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng hình ảnh đẹp tráng lệ. Nghệ thuật nhân hóa so sánh của thiên nhiên trên biển. Biển lúc hoàng hôn tưởng tượng như một ngôi nhà lớn có động tác như con người. " Tắt lửa, cài then, sập cửa" màn đêm như tấm cửa sập xuống. Đóng lại một ngày nghỉ ngơi nhưng đó lại là lúc dân trài ra khơi cất tiếng hát căng buồm xuôi gió khơi. Cái khí thế bắt đầu của lao động thật hào hứng, phấn khởi của con người. Hình ảnh cánh buồm gió khơi và câu hát tạo ra khung cảnh vừa thực vừa lãng mạn, tâm tư con người gửi gắm trong câu hát: Phấn khởi, mê say với công việc hi vọng và tự hào về sự giàu đẹp của biển quê hương.
Lúc ra khơi đầy hứng khởi và lúc trở về đầy tôm cá, khí thế niềm vui cồng lo hơn.
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Nếu khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như hòn lửa thì lúc trở về bình minh mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài. Đoàn thuyền lúc này cá đầy khoang, gương buồm chạy đua cùng mặt trời, hình ảnh thật rực rỡ, tráng lệ, khúc hát trở về là khúc ca khải hoàn của người lao động, vẫn khí thế như lúc ra đi hồ hởi, phấn khở trong niềm vui chiến thắng. Khổ thơ sử dụng nhiều thư phát nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh đẹp tráng lệ tạo lên bức tranh trên biển đẹp hào hùng. Đặc biệt là tiếng hát ngân nga suốt bài thơ. Mỏ đầu và kết thúc đó là tiếng hát lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động.
Hai khổ thơ đầu và cuối được đánh giá đặc sắc nhất trong bài thơ có sự đối lập về hình ảnh thời gian, không gian và có thể coi là một chu trình khép kín hành trình của ngư dân lao động trên biển. Niềm vui khí thế phấn khởi không chỉ người lao động và đó cũng là niềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lớn của thiên nhiên đất trời.