Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

(Văn mẫu lớp 7) –  Em hãy phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính trong sách văn học lớp 7.

ĐỀ BÀI : Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

BÀI LÀM

   Quan âm thị kính là một vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo. Nó mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về nỗi oa hại chồng và cái án hoang thai là hai cái nứt chính ở vở chèo. Qua đó tác giả dân gian phản ánh bi kịch trong thân phận của người phụ nữ nghèo khổ thời phong kiến.

  Bên cạnh đó vở chèo còn có dụng ý đề cao về phẩm chất cao quý của người phụ nữ và lên án cái xấu, cái ác ở trong xã hội phong kiến xưa.

Trích nỗi oan hại chồng là phần cốt lõi ở trong phần mở đầu của vở chèo. Thị kính là một nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng lại bị Sfng bà nanh ác đổ oan cho tội giết chồng, gia đình nhà chồng đã gây nên mâu thuẫn cho kính cùng nỗi oan chồng chất, hạnh phúc từ đó cũng tan vỡ và đuổi khỏi nhà chồng, chứng kiến cảnh người cha thân yêu bị sỉ nhục.

Mâu thuẫn giữa sùng bà và thị kính về hình thức đó là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng bản chất là kẻ thống trị và người bị trị. Nói lên thân phận thấp kém của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến.

phat-bieu-cam-nghi-ve-doan-trich-noi-oan-hai-chong-trong-vo-kich-quan-am-thi-kinh

Mở đầu là cảnh chồng học bài mệt mỏi ngủ thiếp đi, nàng lại dọn kỉ rồi quạt cho chồng, thấy sợi râu tóc mọc ngược ở dưới cằm chồng nàng băn khoăn đó là điềm báo chẳng lành cho nên muốn cắt đi .Việc làm thể hiện tình yêu thương với chồng chưa kịp thì bị mẹ chồng hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên :Hỡi cha!. Hỡi mẹ Ị Hỡi xóm! Hời làng! Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường… khiến cho cả nhà tỉnh giấc. Chẳng cần hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng bà đã sừng sộ khép ngay Thị Kính vào tội giết chồng: Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à?

 Dùng bà thái độ rất hung hăng và tàn nhìn, khi đó Kính chỉ biết khóc lóc van xin nhưng bà lại dúi đầu thị Kính ngã xuống rồi bắt ngửa mặt lên để nghe mụ chửi chứ một mực không cho phân bua thanh minh gì .

Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình. Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mụ:

“ Giống nhà bà đây giống phượng giống công

Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ

Nhà bà đây cao môn lệnh tộc

Loading...

Mày là con nhà cua ốc

Trứng rồng lại nở ra rồng

Liu điu lại nở ra dòng liu điu

Đồng nát thì về Cầu Nôm 

Con gái nỏ mồm về ở với cha…”

Khi bị ép tội giết chồng thì Thị Kính đã có những lời lẽ nhẫn nhục. Kêu oan 5 lần bảy lượt đều không được chấp nhận, người chồng thì một mực nghe theo mẹ đã không đứng về phía cô và còn hèn nhát .

Lần thứ nhất, nàng kêu oan với mẹ chồng : Giời ơi Ị Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi! Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: Oan cho con lắm mẹ ơi ! Lần thứ ba, kêu oan với chồng: Oan thiếp lắm chàng ơi ! Lần thứ tư, một lần nữa, lại kêu oan, van xin mẹ chồng: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

 Lần cuối cùng thị Kính kêu oan với Mãng ông thì nàng mới nhận được sự cảm thông nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực tới cùng. Mãng ông đã nói trong nước mắt :

“Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan

Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!”

 Kết cục là tình vợ chồng kết thúc, tan vỡ còn nàng thì bị đuổi ra khỏi nhà chồng.

Cuối cùng chỉ còn lại hai cha con thị kính lẻ loi đơn độc đến tột cùng. Cảnh hai cha con ôm nhau than khóc chính là hình ảnh về người nghèo khổ chịu oan ức hoàn toàn bất lực trước sự việc đó.

Tâm sự của nàng thể hiện qua điệu sử rầu và nói thảm:

 “Thương ôi ! Bấy lâu nay sắt cầm tịnh hảo

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi”.

 Một bên là kỉ niệm hai vợ chồng đã từng có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau còn một bên là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ.

Lời thoại gợi lên rất rõ hình ảnh một người con gái bị hàm oan đang vô cùng đau khổ và bơ vơ trước cuộc đời vô định. Thị Kính đột ngột bị đẩy vào tình thế éo le: Biết đi đâu? về đâu bây giờ? Đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến tránh sao khỏi cảnh Lênh đênh chiếc bách giữa dòng.

 Kết thúc đoạn trích là thị Kính đã lạy cha rồi nói lên nguyện vọng của mình là bước vào cửa phật tu hành.

    Vờ chào quan âm thị Kính nói chung và đoạn trích nỗi oan hại chồng nói riêng chính là một vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu ở trên sân khấu chèo truyền thống, thể hiện một cách chân thực nhất về cuộc sống bế tắc, bị thảm của số phận con người đồng thời con ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ ở trong xã hội của phong kiến xưa.



Đánh giá bài viết!
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *