(Văn mẫu lớp 9) – Anh ( Chị ) hãy phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. ( Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Nhân Quyền).
Đề bài: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
BÀI LÀM
Cũng giống như các nhà thơ khác, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng chọn đề tài mùa thu, nhưng cái mùa thu trong văn của ông khác hẵn với mùa thu đầy cành sầu bị như Nguyễn Khuyến hay là một mùa thu đầy những nỗi niềm giống như Xuân Diệu khi viết về mua thu. Ở đây, Hữu Thỉnh viết “Sang Thu” bằng những cảnh sắc tươi mới đầy màu sắc cảu đất trời khi sang thu và cũng là một niềm vui, là sự gợi nhớ mùa thu cho mọi người.
Mùa thu trong “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh bắt đầu từ những hương vị quen thuộc của quê hương đó là hương ổi, đó là những cơn gió se lạnh,…
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Chỉ với 2 khổ thơ với 8 câu thơ hết sức bình dị và những hình ảnh gần gũi mà người đọc có thể cảm nhận được cái hương vị nồng ấm của quê hương những cái hương vị quen thuộc gắn liền với bao thổi thơ của mỗi chúng ta. Một trong những tín hiệu báo hiệu mùa thu tới đó là mùi vị của ổi chin “ Bông nhậ ra hương ổi”, Cứ mỗi độ thu sang chính là mùa ổi chin đến, hương vị của ổi chin là một tín hiệu đánh thức mọi người về khứu giác giúp mọi người dần nhận ra mùa thu đã tới.Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng bay. Kết hợp với động từ “bổng nhận ra” gây cho người đọc một cảm giác mùa thu đã đến rồi đến một cách bất ngờ và ít ai có thể nhận ra được và chỉ khi hương ổi “phả vào trong gió se” và đưa hương vị đó đến với mọi người.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Nhưng ở đây khi bắt gặp thêm hình ảnh sương sớm nhưng “sương chùng chình” chắc có lẽ sương vẫn còn đang lưỡng lự đang chờ đợi một điều gì đó hay chăng mà vẫn có cảm giác vấn vương lưu luyên và chính vì vậy, khiễn cho người đọc mới chỉ có cảm nhận “ hình như thu đã về” và nó cũng sẽ khiến cho người đọc thấy được sự bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.
Tiếp đến là hình ảnh xóa bỏ hoàn toàn những cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám máy mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Hình ảnh con sông của quê hương dâng nước chở mùa thu. Hình ảnh những cánh chim bay vội vã về phương đống tránh rét. Ở đây, ta thây được những hình ảnh vừa bất ngờ rồi từ sự chùng chình lại đến cái vội và đã tạo nên một cảm giác mới mẻ, xôn xao khi mùa thu về. Năng không còn cái gay gắt như nắng của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho thu. Mùa thu vừa chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ . Như vậy, đã gợi cho mọi người một của gaics màu thu tới mang một màu sắc hết sức mới lạ hết sức riêng biệt. Và ở đây nhà thơ Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu''
Một lối diễn đạt của nhà thơ rất độc đáo mây mới chỉ vắt nữa mình sang thu. Có lẽ, những đám may vẫn còn lưỡng lự trong chào mùa hạ để đến với mùa thu, vẫn còn chút lưu luyến muốn nói lời chia tay với mùa hạ .Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ ngữ lấp láy: “chùng chình", “vội vã", “dềnh dàng”, và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng. Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người.
“Sang thu” – một hình ảnh quê hương là một vẻ đẹp của đất nước, của quê nhà, của đồng quê trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam. Bằng một vài cảnh vật gần gũi đã giúp tôn lên một cảnh có đâm hòn và sắc của trời thu làm cho chúng luôn luôn giao hòa và tiếp cận, chạm tới lòng người đọc, tạo được cho người đọc những cảm giác từ ngỡ ngàng rồi đến sự băn khoăn về mùa thu và cuối cùng là sự khẳng định mùa thu đã đến