Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải

Phân tích truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải

(Văn mẫu lớp 12) – Anh ( Chị ) hãy phân tích truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải trong tác phẩm văn học lớp 12. ( Bài làm được 9 điểm của học sinh trường THPT Thanh Miện I).

Đề bài : Phân tích truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải

Bài viết 

       Nguyễn Khải bắt đầu nổi tiếng từ bộ tiểu thuyết hai tập: Xung đột viết về những người nông dân công giáo vùng đạo gốc Nam Định, những người nông dân ngoài sự áp bức giai cấp còn bị mê muội bởi tôn giáo. Năm 1958, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân lên nông trường Điện Biên. Sau chuyến đi đó, Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết Bốn năm sau, Nguyễn Khải viết tập truyện ngắn Mùa lạc và Nguyễn Tuân viết tuỳ bút Sông Đà. Trong khi Nguyễn Huy Tưởng miêu tả những chuyện gỡ hàng rào dây thép gai, gỡ mìn, tổ chức các đội sản xuất ở nông trường Điện Biên thì Nguyễn Khải có một hướng khai thác riêng: tập trung chú ý vào sự biến đổi của số phận con người, sự hình thành những quan hệ đạo đức mới giữa con người với con người, khẳng định những giá trị nhân đạo và lối sống trong quan hệ sản xuất mới của nông trường Điện Biên. Chính vì thế mà tác phẩm Mùa lạc đứng được với thời gian khi những sự kiện thời sự đã đi qua. Như vậy từ một đối tượng những người nông dân công giáo vùng Nam Hà, Nguyễn Khải đã chuyển sang viết về những người nông dân tiến bộ nhất của miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa.

phan-tich-truyen-ngan-mua-lac-cua-nguyen-khai

     Trong truyện ngắn Mùa lạc, ta thấy cái mô típ người đàn bà “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” trong xã hội cũ được khai thác trong một hoàn cảnh mới.

Nguyễn Khải đã khai thác trở lại một mô típ đã trở thành quen thuộc trong văn học truyền thống, mô típ xuyên qua nhiều tác phẩm của văn học trung đại và hiện đại: Truyện Kiều­ – Nguyễn Du; Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều; Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn; Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu; Bỉ vỏ – Nguyên Hồng; Tắt đèn – Ngô Tất Tố; …

Trước khi lên nông trường Điện Biên, Đào là một cô gái bất hạnh. Năm 17 tuổi cũng lấy được chồng. Tưởng có một mái ấm gia đình thì chồng lại cờ bạc, nợ nần, phải bỏ trốn vào Nam. Khi trở về, sống lại với nhau, có đứa con trai hai tuổi thì chồng chết, sau đó con cũng bỏ chị mà đi. Đào trở nên đơn độc, bơ vơ với tất cả những nỗi buồn đau nghiệt ngã cay đắng của số phận. Chị đã phải bỏ quê hương, tha phương nơi đất khách quê người, không chỉ để kiếm sống, mà còn để quên đi nỗi đau, quên đi niềm khao khát về một hạnh phúc trong đời. Cuộc sống bươn chải, nay đây mai đó là cả một chuỗi ngày vất vả, cơ cực, buông xuôi, liều lĩnh “đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường”, không gia đình, không quê hương, không người thân thích, không tương lai – một cuộc sống vô nghĩa “muốn chết mà chưa chết được vì đời còn dài nên phải sống.

Loading...

Mô típ người đàn bà “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” trong văn học quá khứ thường kết thúc bằng một tấn bi kịch (Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường). Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh của một môi trường mới, một quan hệ sản xuất mới, Đào lại tìm được một hạnh phúc mới. Một ông trung đội trưởng già phụ trách lò gạch của nông trường mới gặp chị vài bận mà đã viết thư ngỏ lời một cách táo bạo: “mới đọc được mười dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mạnh được, người ta coi thường chị đến thế ư? Nhưng khi gấp lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh, hư mạch nước rỉ ngọt thấm vào những thớ đất khô cằn…”.

Hạnh phúc mới đã làm cho tâm lí Đào thay đổi. Từ một người đàn bà hờn tủi, ghen tuông với hạnh phúc của mọi người, bây giờ chị thấy: “tất cả đều là những người đáng yêu, tất cả đều vun xới cho hạnh phúc của chị…”.

phan-tich-truyen-ngan-mua-lac-cua-nguyen-khai-1

Trong tiểu thuyết Xung đột cũng như trong truyện ngắn Tầm nhìn xa, Nguyễn Khải đã sử dụng một pháp hiện thực tỉnh táo, đôi khi là một bút pháp lạnh. Nhưng khi viết Mùa lạc, ta thấy Nguyễn Khải sử dụng bút pháp đôn hậu hơn, trữ tình thắm thiết hơn. Bởi vì ở đây là một cuộc sống mới, một quan hệ sản xuất mới, trong đó mọi người yêu thương lẫn nhau, vun xới hạnh phúc cho nhau. Cuộc sống mới đã hiện lên trong tác phẩm như một bức tranh nhiều màu sắc tươi vui và lạc quan: “Một năm qua đi. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang… Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”.

      Truyện Mùa lạc mang một ý nghĩa nhân đạo cách mạng về sự thay đổi số phận những con người bất hạnh. Xuyên suốt câu truyện, và đặc biệt là qua sự đổi đời của Đào, Nguyễn Khải muốn khẳng định và bày tỏ niềm tin yêu của mình đối với nhân dân, đất nước, với cuộc sống lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Truyện là bài sâu sắc về nhân sinh, đạo đức, cuộc sống không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là con người phải có đủ ý chí, nghị lực và sức mạnh để vượt qua.

Phân tích truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *