Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước

Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước

(Kênh văn mẫu) – Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước. ( Bài làm được 9 điểm của HSG Trường Bình Giang).

Đề bài: Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương, anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước. 

BÀI LÀM

      Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ là đối tượng của áp bức bất công của nhiều rằng buộc khắt khe đến phi lí. Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho họ, không ít nhà văn, nhà thơ thời Trung đại đã lên tiếng ca ngợi và bênh vực.

      Có thể nói ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn avinh hình ảnh, người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc sống và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn học hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thây, trong xã hội thời trước người phụ nữ phải chịu một số phận đầy bi kịch và đáng thương.

                                                Đau đớn thay phận đàn bà

                                       Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

qua-bai-tho-banh-troi-nuoc-va-tu-tinh-II-cua-ho-xuan-huong-anh-chi-hieu-gi-ve-nguoi-phu-nu-viet-nam-thoi-truoc

      Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du nó giống như một điệp khúc, một lời ca lời thán, nói ra cũng chẳng ai hay, chẳng ai hiểu. “Thân em như con bọ ngựa chao chược mà thôi”, “thân em như con ong con kiến”, thân phận phụ nữ thật nhỏ bé, cứ lam lũ qua ngày này đoạn tháng. Đây là những câu ca thán khá phổ biến trong văn học Việt Nam. Trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Ta có thể thấy rõ được số phận của người phụ nữ xưa. Số phận phải phó mặc, không thể nắm giữ trong tay mình. Tất cả là do những hũ tục, những quan niệm xưa cũ thời phong kiến trọng nam khinh nữ đã tạo ra những xiềng xích, những bất công oan trái mà người phụ nữ cứ bị ảnh hưởng, không biết làm gì để thoát khỏi, trở nên chỉ biết cam chịu. Ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đó trong các tác phẩm văn học dân gian. Người phụ nữ ngày xưa thường có một vẻ đẹp đoan chính, mang đủ phẩm chất công dung ngôn hạnh. Họ đẹp nhất là từ sâu trong tâm hồn. Mỗi người thường mang một vẻ đẹp khác nhau, và trong các tác phẩm mỗi tác giả sẽ khắc họa vẻ đẹp đó theo những cảm nhận riêng biệt. Như trong tác phẩm của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người con gái trong “Bánh trôi nước” .Cả bài thơ là một hình ảnh nhân hóa, Hồ Xuân Hương đã nhìn và phát hiện ra nhiều nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi với cuộc đời người phũ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều với thân hình vừa trắng lại vừa tròn, mang một vẻ đẹp đầy đặn, dân dã. Đây là một vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên nhất của người con gái nhưng không kém phần duyên dáng khỏe mạnh, đây chính là hình tượng hay lam hay làm, người con gái lao động ở chốn thôn quê. Hay ở trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, đây là những tiểu thư mang trong mình vẻ đẹp hoa gen nguyệt thẹn, mai cốt cách tuyết tinh thần. Mang nét đẹp nhẹ nhàng, thoát tục, yếu đuối như cành mai. Mỗi người đều có một lựa chọn cho hình tượng người con gái, người phụ nữ. Nhưng tất cả đều có một số phận bảy nổi ba chìm với nước non. Họ đều là nhưng người phụ nữ, những cô gái có tâm hồn cao quý, trong trắng như băng tuyết thanh cao….Nhưng…cuộc đời họ lại chìm, nổi, lênh đênh giữ dòng nước cũng chính là dòng đời, họ không thể tự mình làm chủ được số phận của mình. Hồng nhan bạc mệnh là thế, càng xinh đẹp họ lại phải chịu số phận thăng trầm, đau khổ tột cùng, chịu quá nhiều sự bất công trên đời. Đớn đau thay thân phận người phụ nữ.

Loading...

                                                Thân em như hạt mưa xa

                                       Hạt vào đài cát, hát ra ruộng cày

                                                Thân em như tâm lụa đào

                                       Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

          Số phận của họ vào thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác, những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm trò mua vui. Nắm giữ số phận của chính mình là một niềm khát khao, nhưng quá mù mịt vì xã hội phong kiến đã trói buộc họ quá chặt. Trong tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương, ta dễ dàng thấy được sự cô đơn, buồn tủi đang bủa vây. Số phận người phụ nữ trở nên quá hẩm hiu, rẻ mạc như một món hàng nhưng người phụ nữ cũng đầy bản lĩnh khi dám đem ra để thách thức với xã hội. Đây cũng chính là mong muốn lay tĩnh tất cả người phụ nữ bấy giờ, Hồ Xuân Hương mong muốn, người phụ nữ phải có ý thức rõ về cuộc sống, về phẩm chất của mình. Phải cố gắng kiên trì để gìn giữ tấm lòng son, dù “rắn nát mặc dù tay kẻ nặn- mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đây cũng chính là lời khẳng định giá trị đáng quý của người phụ nữ. dù tình duyên hay số phận của họ đều không được thuận lợi.

      Số phận người phụ nữ thời xưa đều phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Ngày nay, chúng ta được sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Người phụ nữ cũng được đề cao coi trọng. Bên cạnh đó cũng còn biết bao người phụ nữ vẫn phải chịu bất hạnh. Vì vậy, chúng ta không chỉ cần phải biết để sẽ chia thông cảm, mà còn cần phải chiêm nghiệm và suy nghĩ. Từ đó, ta càng thấy trân trọng và đồng cảm hơn cho những người phụ nữ kém may mắn.

 

 

 

Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước
5 (2) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *