(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy Phân tích đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. (Bài làm của học sinh lớp 10A3 – Trường THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ)
Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên Truyện Kiều.
Bài làm:
Trao duyên là đoạn trích ghi dấu niềm đau đớn nhất trong những năm tháng bi ai đầy biến động của người con gái tài sắc vẹn toàn Thúy Kiều. Kiều đền ơn sinh thành, đặt chữ hiếu lên đầu không hề oán hờn nhưng nghĩ tới Kim Trọng, tới lời thề vàng đá, Kiều day dứt không nguôi. Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu và nhân cách của Kiều, nó như bản lề khép mở đối lập hạnh phúc và đau khổ cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của thi hào Nguyễn Du.
Kiều một mình đứng ra thu xếp cơn gia biến của gia đình, phải bán mình chuộc cha, nàng cũng nghĩ đến nỗi khổ của người mình yêu, không đành lòng với tấm chân tình của Kim Trọng. Phải làm sao đây cho trọn chữ hiếu, chữ tình? Kiều đành phải nhờ em gái Vân thay chị trả nghĩa cho Kim Trọng.
Ở phần đầu đoạn trích, Kiều xưng hô chị em rõ ràng với Vân nhưng đến đoạn sau khi duyên đã trao Kiều cảm thấy tình duyên của mình đến đây đã hết nên xưng mình là kẻ hồng nhan bạc mệnh như quên rằng đang nói với em mà chuyển sang nói với Kim Trọng, đó quả thực là đoạn đối thoại đau khổ tột cùng với người yêu trong tâm tưởng. Kiều thương mình và thương người yêu, nghĩ tới nỗi đau của Kim Trọng trong cơn gia biến, đêm trao duyên một mình bên ngọn đèn khuya, áo đầm giọt lệ Kiều sống với những cơn sóng lòng dữ dội.
Trao duyên cho người khác, cho dù là em gái mình cũng không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Hơn nữa đây lại là mối tình sâu nặng của nàng, vậy liệu nhờ Vân thay thế liệu Vân có nhận lời. Kiều khó xử lắm, nói ra thì e ngại mà không nói thì không được bởi thế nàng đắn đo, băn khoăn, ngập ngừng mãi mới có thể thốt ra
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Lời nhờ cậy ấy bất ngờ ngay cả với chính người trong cuộc là Kiều, cái điều mà nghĩ tới nàng đau khổ, dày vò. Lời nhờ cậy bất ngờ ấy vô cùng hệ trọng với Thúy Vân, ảnh hưởng tới cả cuộc đời của em gái bở lẽ nhận lời lấy một người đàn ông làm chồng đâu phải là chuyện nhỏ. Dựa vào đâu Kiều dám đưa ra lời nhờ cậy đột ngột và mực mực đưa Vân vào thế phải nhận lời? Là bởi tình thương, tình chị em, tình cảm gai đình. Kiều biết em sẽ không làm trái ý chị và em cũng hiểu đầu đuôi câu chuyện, cũng đủ thấu hiểu nỗi lòng chị. Kiều đặt nhờ vào chỗ cậy như gửi gắm một tấm lòng đang trong cơn tuyệt vọng, tin tưởng vào tình ruột thịt. Vì thế, Vân lúc bấy giờ chỉ có thể chịu lời.
Kiều là người con có hiếu, tự nguyện bán mình lấy tiền cứu cha và em trai khỏi vòng lao ý oan nghiệt. Chữ hiếu đã được đền đáp còn tình cảm sâu nặng vẫn canh cánh bên lòng như món nợ với chàng Kim. Xót xa cho Kiều khi phải năn nỉ em gái kết duyên với chàng Kim. Kiều tự an ủi rằng có nơi chín suối nàng sẽ vẫn còn thơm lây ơn nghĩa của Vân, những lời từ tâm can của chị sao em có thể nỡ chối từ. Kiều ban đầu nói ra ngôn ngữ từ lý trí, dùng lý lẽ phân tích đúng sao để em hiểu nàng không chỉ dùng tình cảm để thuyết phục em.
Vì thế, trước những lời nói chí tình chí lí của chị, Vân chỉ im lặng lắng nghe và chấp nhận để Kiều lấy kỷ vật tình yêu trao cho em gái, giờ duyên này là duyên giữa Vân và Trọng, còn phần nàng đã hết những kỷ vật tình yêu xin em Vân hãy coi trong đó có một phần của chị bởi lý trí buộc Kiều phải dứt tình nhưng tìm cảm sao có thể dứt được, nàng không thể. Điều đó thể hiện tình yêu sâu sắc của Kiều với Kim Trọng, nàng đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.
Trao duyên là khúc đoạn trường trong thiên đoạn trường tân thanh Truyện Kiều, như có máu cỏ đọng trên đầu bút Thanh Tâm khiến nước mắt thấm vào trang giấy. Bằng con mắt tinh đời, Nguyễn Du đã dựng lại cảnh trao duyên sâu sắc, độc đáo với những tình tiết cảm động đạt đến phép biện chứng tâm hồn để người đọc cảm nhận được ở Kiều là người con gái giàu tình cảm, có ý thức về tình yêu, gia đình và cuộc sống vừa bước ra đời đã bị sóng gió vù dập.