Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Cảm nhận đoạn thơ từ câu 53 – câu 62 trong “Việt Bắc” – Tố Hữu

Cảm nhận đoạn thơ từ câu 53 – câu 62 trong “Việt Bắc” – Tố Hữu

(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy cảm nhận đoạn thơ từ câu 53 – Câu 62 trong “Việt Bắc” – Tố Hữu.(Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang).

Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ từ câu 53 – câu 62 trong “Việt Bắc” – Tố Hữu

Bài làm:

        Ra đời sau cuộc kháng chiến chống Pháp, kết thúc thắng lợi, cán bộ cách mạng giã từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Hà Nội, bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca cũng là khúc hùng ca về cách mạng và con người kháng chiến. Góp phần tạo nên một khúc hùng ca phải kể đến đoạn thơ tái hiện Việt Bắc trong những ngày đầu kháng chiến.

Dòng hồi ức về Việt Bắc những ngày đầu kháng chiến bắt đầu với không khí khủng khiếp của cách mạng khi quân tù tàn phá: Nhớ khi giặc đến giặc lùng. Không miêu tả chi tiết, cụ thể, chỉ nhắc lại sự kiện nhưng câu thơ đánh thức trong tâm trí người đọc bao kí ức đau thương, bao mất mát khủng khiếp mà đồng bào Việt Bắc nói riêng, nhân dân cả nước nói chung phải gánh chịu trong những năm kháng chiến. Hình ảnh thơ của Tố Hữu đã gợi dậy trong tâm tri người đọc hình ảnh giặc lùng, chạy giặc đầy thương tâm mà từng gặp trong “Dọn về làng”(Nông Quốc Chấn), “Bên kia sông Đuống”( Hoàng Cầm),…

cam-nhan-doan-thu-tu-cau-53-cau-62-trong-bai-viet-bac

Trước sự tàn phá điên cuồng của kẻ thù, Việt Bắc không cúi đầu khuất phục mà anh dũng đứng lên chiến đấu:

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giảng thành lũy sắt giày

Đẹp biết bao kỉ niệm khí thế quật khởi thiên nhiên, con người Việt Bắc. Núi vươn lên hóa mình thành lũy sắt tường đồng, Rừng giang tay chở che cho bộ đội, rừng sải cánh tay bao vây quân thù. Núi rừng, trời đất hóa thành dũng si trong trận tuyến chống trả quân thù. Cùng với núi đá, rừng cây, đồng bào đã đồng tâm hợp lực vượt qua mọt gian nguy. Rừng cây, núi đá và nhân dân đã sát cánh tạo thành ba mũi giáp công. Trong phút chốc, con người, rừng núi đã hóa thành những anh hùng cứu quốc.

Với sự đồng lòng, đồng sức, tất cả thành một khối đoàn kết vững chắc, Việt Bắc sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức:

Loading...

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đấy trời ta cả chiến khu một lòng

Hình ảnh bốn mặt sương mù thật giàu ý nghĩa, vừa là đặc trưng thiên nhiên chiến khu Việt Bắc, vừa mang ý nghĩa biểu trưng cho khó khăn thách thức của buổi đầu kháng chiến

 cam-nhan-doan-thu-tu-cau-53-cau-62-trong-bai-viet-bac-1

Ai về ai có nhớ không

Ta về ta nhớ phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà

Câu hỏi tu từ ai về ai có nhớ không? vừa là cách gây sự chú ý người đọc, vừa là cái cớ cán bộ kháng chiến ôn lại chiến thắng, nhớ lại gian khổ. Đoàn kết anh dũng đứng lên, Việt Bắc dàng chiến thắng vang dội làm nức lòng nhân dân cả nước. Không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cán bộ không chỉ gợi nhắc địa danh, trận đánh, chiến dịch. Đó là phủ Thông, đèo Giàng, phố Ràng, Cao – Lạng, Nhị Hà. Mỗi địa danh là một chiến công vang dội, mỗi trận đánh chiến dịch là thắng lợi vinh quang. Cách gợi nhắc thật hợp lí vì cả kẻ ở, người đi đều trực tiếp đóng góp sức mình vào từng trận đánh. Kết hợp nhịp điệu thơ ngắn, Tố Hữu đã gợi tả khí thế chiến thắng nối tiếp chiến thắng. Giọng thơ tràn đầy niềm tự hào kiêu hãnh. Khúc thơ khép lại bằng dấu ba chấm, lời thơ dừng nhưng âm hưởng chiến thắng còn vang mãi, nối dài bất tận.

Vậy là chỉ bằng vài nét phác họa, Tố Hữu đã làm sống dậy tinh thần đoàn kết, khí thế anh dũng quật cường của Việt Bắc trong năm đầu kháng chiến chống Pháp. Phải là ngòi bút tài hoa, có một trái tim tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, Tố Hữu mới viết nên vần thơ hào sảng như vậy. Đúng là thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống tràn đầy.

Tác giả: ANH ĐÀO

Cảm nhận đoạn thơ từ câu 53 – câu 62 trong “Việt Bắc” – Tố Hữu
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *