Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 9 / Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh Ngày Xuân

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh Ngày Xuân

(Văn mẫu lớp 9) – Hãy nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh Ngày Xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Đề bài: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và cảnh du xuân của chị em thúy kiều trong đoạn trích cảnh ngày xuân.

BÀI LÀM

    Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật " Truyện Kiều " của Nguyễn Du là việc khắc họa tô điểm những bức tranh thiên nhiên tương xứng với hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật chủ yếu là nhân vật Thúy Kiều. Đoạn trích " Cảnh ngày xuân" là bức tranh phong cảnh mùa xuân và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều. Một bức tranh tươi đẹp sống động nhưng vẫn hàm ẩn những nét buồn dự cảm một tương lai gần của Thúy Kiều.

   Bốn câu thơ đầu khái quát phong cảnh thiên nhiên với những nét đặc sắc của mùa xuân cùng bút pháp cổ điển cảnh thiên nhiên gợi lên theo trình tự thời gian, bút pháp chấm phá ước lệ:

 

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi 

 Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.

 

 Hai câu thơ mở đầu vừa gợi không gian mùa xuân vừa diễn tả sự chẩy trôi của thời gian. Ngày xuân thấm thoát qua mau chín trục ngày xuân nay tiết trời đã sang tháng ba. Tháng cuối cùng của mùa xuân. Nhưng trên bầu trời thoáng đạt cao rộng ấy những cánh én vẫn rộn ràng trao liệng như thoi đưa. Dưới mặt đất mùa xuân đang kì sung sức. Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp trên nền cỏ xanh non bát ngát tận chân trời, nổi bật lên cận cảnh là điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân là cỏ xanh bát ngát mênh mông tận chân trời. Màu xanh làm nổi bật màu trắng của bông hoa lê mới nở, chữ trắng được thêm vào đảo lên trước động từ và danh từ. Tạo lên sự bất ngờ mới mẻ khiến nét vẻ cảnh sắc trở lên có hồn tinh khôi, thanh thoát hơn. Bốn câu thơ tả cảnh mùa xuân quả là tuyệt bút, ngôn ngữ giàu chất tạo hình chất gợi và biểu cảm. Qua bức tranh thơ này người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm tha thiết trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi tắm, ấm áp của mùa xuân.

cam-nhan-ve-buc-tranh-thien-nhan-trong-canh-ngay-xuan

 

"Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh".

Loading...

Tám câu thơ tiếp theo tác giả tái hiện cảnh lễ hội trong tiết thanh minh và hoàn cảnh du xuân. Thanh minh trong tiết tháng ba áo quần như nêm. Lễ là tảo mộ đi thăm viếng sửa sang quét tước, rắc tiền giấy… Để tưởng nhớ người thân tổ tiên đã mất. Hội đạp thanh là vui chơi chốn đồng quê đạp lên những thảm cỏ xanh. Trong tiết thanh minh là sự giao hòa độc đáo giữa quá khứ và hiện tại. 

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm ”.

Bốn câu thơ trên là ngôn ngữ tự sự tả bức tranh lễ hội. Một hệ thống danh từ, động từ, tính từ biểu hiện những hành động nhộn nhịp, náo nức, vui tươi của những người đi hội. Lễ viếng thăm xen kẽ ngày hội khiến cảnh ngày xuân càng thêm tưng bừng nhộn nhịp, vui tươi, ấm áp, người và cảnh quện hòa. Dường như ánh sáng mùa xuân, niềm vui lễ hội đang bao chùm tất cả nhân gian. Trong đó có hai chị em Thúy Kiều. Vậy thông qua chuyến du xuân của mọi người nhà thơ khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa thật đẹp, thật sống động.
 Sáu câu cuối tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về 

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảch có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.

 

Khác với đoạn thơ mở đầu. Không còn không khí vui tươi hồ hởi, náo nức nữa. Âm điệu đoạn thơ trầm buồn bởi hội đã tan, cảnh sắc mùa xuân đã dần kết thúc. Sáng tiết trời còn trong trẻo tươi sáng, bầu trời nắng đã nhạt. Vậy bầu trời nắng đã nhạt khe nước nhỏ. Bước chân thơ thẩn đầy tâm trạng nhìn dòng nước uốn quanh khiến nao nao lòng. Cảnh vật lúc này đã nhuốm màu tâm trạng. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày du xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp tới đã xuất hiện, có gì đó vui buồn lẫn lộn.

  Dường như mỗi bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều đều nhuốm màu tâm trạng. Trong bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân, tâm trạng con người cũng biến theo cảnh vật. Đầu hội – cuối hội và những linh cảm về tương lai đó là tài nghệ tả cảnh ngụ tình của nhà thơ Nguyễn Du.

Đánh giá bài viết!
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *