(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Từ Ấy trong sách văn học lớp 12. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Hồng Quang).
Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Từ Ấy
BÀI LÀM
Tố Hữu- một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thi ca cách mạng Việt Nam, mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với những chẳng đường lịch sử của dân tộc. Trong số các tác phẩm của ông không thể không nhắc đến bài thơ “Từ ấy” , tác phẩm thể hiện rõ được niềm sướng của một thanh niên tìm thấy lý tưởng cách mạng, thấy được sự gắn bó với người dân cần lao. Đặc biệt là ở hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện rõ nhất được niềm vui, sự hạnh phúc đó.
Với nhan đề của bài thơ chỉ bằng hai từ ngắn gọn “ Từ ấy” – mốc thời gian không rõ, không biết bắt đầu từ khi nào, điều đó cho thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả khi gặp được lý tưởng cách mạng, và chính niềm vui đó, khiến cho tác giả không nhớ được rõ mốc thời gian cụ thể của quá trình bắt gặp lý tưởng cách mạng đó.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Bằng một loạt các hình ảnh ẩn dụ để diễn ra niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả: “ bừng nắng hạ”, “ mặt trời chân lý”, “ chói qua tim”, được nhà thơ sử dụng hết sức tài tình, vừa chân thực, gần gũi nhưng vẫn diễn tả được hết tâm trạng của tác giả. Trong khi người thanh niên vẫn đang bị lạc trong “ bóng tối” chưa tìm được hướng đi, chân lý cách mạng cho mình thì bỗng gặp phải được ánh sang soi đường chỉ lối dẫn dắt đi đến một tương lai. “ Bừng nắng hạ”, nắng mùa hạ thường rất gay gắt, cái nắng chói chang, soi rọi cả những nơi tăm tối nhất. Và sự “ bừng nắng hạ” bắt nguồn từ “trong tôi” cho thấy được rằng niềm vui sướng hạnh phúc khi tìm thấy được ánh sáng, khi bắt gặp được tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường chỉ lối. Và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh đó được tác giả mượn hình ảnh ẩn dụ là “ mặt trời chân lý”. Chỉ với hai câu thơ mở đầu bài thơ cũng đủ để diễn tả được hết những cảm xúc, niềm hân hoan của tác giả khi đón nhận tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh và cho người độc thấy được sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ của Tố Hữu
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Ở đây, Tố Hữu là ví “ hồn tôi” là một “ vườn hoa lá”, cho thấy được sự biến hóa tài tình của nhà thơ, làm cho tâm hồn trở thành một thể hữu hình có hình dáng, có hương thơm. Được trải lòng mình đón ánh nắng mặt trời trong mỗi buổi sớm bình minh, được tỏa hương thơm ngào ngạt thu hút chim chóc mọi nơi đến hòa vang tiếng hát. Tất cả trở thành một bức tranh sinh động đầy màu sắc, hương thơm và cả tiếng chim ca hát nô đùa, khiến cho người đọc thấy được sự yêu đời, thấy được sự lạc quan trong cuộc sống và niềm hạnh phúc.
Sau khi giác ngộ lý tưởng cách mạng thì người thanh niên lại hình thành cho mình một lý tưởng sống mới, một chân lý cuộc sống mới.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Trong khổ thơ này, nhà thơ đã “ tự nguyện” buộc lòng mình với mọi người, mọi người ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ chung cho những người nông dân Việt Nam lam lũ cần cù chịu khó, để cùng nhau cố gắng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Và để cùng nhau xây dựng một “khối đời” thống nhất, vững chắc, thân thiết như ruột thịt không thể nào tách rời được.
Như vậy bằng những câu văn hết sức chân thực, bằng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, cho ta thấy được, hiểu được rằng niềm vui, niềm hạnh phúc khi mà cuộc sống đang bế tắc mà gặp được chân lý cách mạng soi đường dẫn lối để tạo lên được sức mạnh dân tộc. Với những hành ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi với cuộc sống đời thường khiến cho người đọc cảm nhận được hết những mong muốn ước nguyện của chính tác giả muốn gửi gắm.
Tác giả: ANH ĐÀO