Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8

(Soạn văn) – Anh ( Chị ) hãy soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8. ( Bài soạn của học sinh giỏi tỉnh Quản Trị lớp 8)

Đề bài: Soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8

BÀI SOẠN

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích – O Hen-ri)

I. Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm  1910) là nhà văn chuyên sáng tác truyện ngắn và để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu cho tới tận bây giờ. Một trong số đó gồm : Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, quà tặng của các đạo sĩ,…

2. Về tác phẩm:

a) Đoạn trích chiếc lá cuối cùng  nằm trong phần một của truyện ngắn cùng tên. Thông qua cách kể chuyện đầy hấp dẫn lôi cuốn những chi tiết nhẹ nhàng được lồng ghép và khiến cho người đọc hồi hộp chờ từng chút một. Những nhân vật chính chỉ xuất hiện trong tác phẩm rất ngắn để lại cô chị (Xiu) cùng với bạn đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá trên tường, thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Hình ảnh của chiếc lá cuối cùng chiếc lá của niềm tin hi vọng và cả sự sống của Giôn xi đặt vào đó cũng khiến cho người đọc tò mò xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Và cuối cùng khi chiếc là mãi mãi không rơi thì người ta cũng nhận ra đó là bức vẽ cuối cùng cũng là bức kiệt tác của cụ Bơ men , lúc người ta nhận ra cụ chết cũng khiến cho người đọc tê tái và thấm thía với sư ra đi của cụ . Tuy nhiên cái chết của cụ không mang tính chất bi lụy mà nó đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, của niềm tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của cái đẹp của nghệ thuật và cuộc sống.

soan-bai-chiec-la-cuoi-cung-lop-8

b) Trong văn bản xuất hiện nhiều chi tiết mang tính khơi gợi và ẩn chứa tình thương yêu lớn lao của cụ Bơ men vậy những chi tiết đó được thể hiện thông qua tác phẩm đó ra sao?

– Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Rõ ràng cả người đều lo lắng cho số phận của Giôn Xi và không muốn rồi điều tồi tề nhất là cái chết của Giôn xi sẽ diễn ra khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống.

– Trong những đêm lạnh buốt và mưa gió cụ Bơ men không quản tuổi già sức yếu mà vẫn âm thầm vẽ nên bức tranh chiếc lá để cuối cùng chiếc lá đó trở nên bất hủ và cứu lấy được mạng sống của Giôn xi

Loading...

Những yếu tố khiến cho khán giả cảm thấy bất ngờ, xúc động nhất được thể hiện không phải qua lời kể của tác giả về quá trình vẽ bức tranh của cụ Bơ men về trong đêm mưa gió và lạnh tê tái

Chiếc lá mà cụ Bơ men đã vẽ không những vô cùng sống động khiến cho cả chính Giôn xi cũng k thể nhận ra nó là thật hay giả mà nó còn được vẽ bằng tình thương yêu và những cầu mong của cụ Bơ men khiến cho Giôn xi có thể giành lại sự sống cho chính mình

c) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá :

– Trước khi vẽ “ chiếc lá cuối cùng”  hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ.

– Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản vì cô không biết sự hiện hữu của chiếc lá và càng lo lắng hơn khi chiếc lá không còn nữa khi chiếc lá rơi xuống em mình sẽ chết

– Chính Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi thấy cảnh tượng của một chiếc lá cuối cùng vẫn bám trụ trên cành "Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”.

– Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm , những chi tiết này là vô cùng độc đáo và bất ngờ bởi vì nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.

d) Tâm trạng của Giôn-xi là tâm trạng của một người bệnh, thường hay ám ảnh về một điều gì đó. Một khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cô sẽ buông xuôi tất cả và chọn cái chết là lựa chọn cuối cùng:

Sự hồi sinh trong tâm trạng và sức khỏe của Giôn xi chính nhờ sự hiển diện của chiếc lá  trong thời tiết khắc nghiệt. Chính cô cũng không nghĩ rằng chiếc lá vẫn còn hiện hữu trên cây.

e) Chiếc lá cuối cùng của Ô hen ri có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:

– Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết nhưng cuối cùng cô lại giấy lên một niềm sống mới bắt đầu sống lại và có niềm tin vào cuộc sống hơn.

– Cụ Bơ-men khoẻ mạnh. Ông chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cuối cùng lại đột ngột ra đi.

Nghệ thuật đảo ngược tình huống khiến cho người đọc tò mò và muốn khai phá những ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những tình huống đó. Và tìm ra điều mà tác giả muốn gửi gắm với độc giả.

Tác giả: ANH ĐÀO

Đánh giá bài viết!
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *