(Kenhvanmau.com) – Anh( Chị) hãy soạn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng trong sách ngữ văn lớp 12.( Bài làm của học sinh giỏi Trường THPT Bình Giang)
Đề bài: Soạn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I- Tìm hiểu chung
Tác giả:
Quang Dũng (1921 – 1988), tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Nội.
Ông là một nhà thơ Việt Nam, là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ,… Ngoài ra, ông còn là một nhạc sĩ, họa sĩ.
Tác phẩm:
Tác phẩm được sáng tác năm 1948, là giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến được in trong tập thơ Mưa đầu ô năm 1968, là bài thơ thể hiện đậm nét phong cách của Quang Dũng một người chiến sĩ cách mạng.
II- Phân tích
Câu 1: Chia bố cục cho bài thơ?
Bài thơ chia làm 4 phần:
– Phần 1: 14 câu đầu: cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh nơi các chiến sĩ hành quân.
– Phần 2: tiếp đến câu thơ 22: kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.
– Phần 3: câu 23 đến câu 30: hình tượng người lính Tây Tiến. Nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.
– Phần 4: còn lại: lời thề người lính gắn bó với Tây Tiến.
Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ: Các địa danh hành quân được nhắc đến như Sài Khao, Mường Lát. Đoàn quân Tây Tiến phải đi từ rất sớm khi trời vẫn còn sương và về khi đêm đã buông kín lối. Con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ của người lính vẫn tiếp tục. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên hùng vĩ và thơ mộng. Bốn câu thơ mà trong đó đa số là vần trắc kết hợp với các từ láy như ‘khúc khuỷu”, “thăm thẳm” tạo nên sự trắc trở gian khó của thiên nhiên mà hàng ngày người lính phải đi qua.
Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà “gục lên súng mũ”. Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm.
Tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước
Câu 3: Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người và thiên nhiên miền Tây khác với đoạn trên. Hãy phân tích vẻ đẹp đó?
Nếu như ở đoạn trên, Tây Bắc hiện lên với những thứ hoang sơ, dữ dội thì ở đoạn này, nó lại hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, mỹ lệ và rất thanh bình. Những hoạt động ở doanh trại làm cho những người chiến sĩ nhớ mong, những đêm trại đuốc hoa, những mùi nếp thơm, và những tiếng khen vang lên.. tất cả đã hòa vào nỗi nhớ của những người chiến sĩ của chúng ta, những không khí nhộn nhịp xua tan đi bao khó khăn, tạo ra những cảm giác dịu êm. Đó còn là vẻ đẹp gắn với những cô gái Thái chèo thuyền độc mộc uyển chuyển với bông hoa “đong đưa” như làm duyên.
Hình ảnh không dữ dội mà đậm chất trữ tình, thơ mộng với những bức tranh, khung cảnh khác nhau cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, sự cảm nhận tin thế của tác giả.
Câu 4: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thơ thứ ba như thế nào?
Bằng ngôn từ linh hoạt, tác giả cho người đọc thấy được hiện thực trần trụi về hình ảnh người lính:
– “không mọc tóc”: có thể hiểu là sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện cho những trận đánh giáp lá cà
– “xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải cải trang màu lá để không bị phát hiện.
– “dữ oai hùm”: Tuy “xanh màu lá” nhưng có sức khỏe như hổ báo
– “dáng kiều thơm”: đây là hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp. Ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.
Câu 5: Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào?
Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng từ để diễn tả tâm trạng người anh hùng, người ra đi không hẹn ngày trở về. Hồn về Sầm Nứa để tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Qua bài thơ Tây Tiến, tác giả thể hiện nỗi nhớ đồng chí đồng đội và nhớ những khu chiến đấu hào hùng. Qua đó đã thể hiện sâu sắc những giây phút lịch sử bằng hàng loạt những biện pháp làm tăng thêm giá trị biểu cảm của bài thơ.
Tác giả: ANH ĐÀO