Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Tóm tắt sự nghiệp Văn Học của Nguyễn Tuân

Tóm tắt sự nghiệp Văn Học của Nguyễn Tuân

(Kenhvanmau.com) – Anh (chị) hãy tóm tắt sự nghiệp Văn Học của Nguyễn Tuân(bài làm của học sinh lớp 11A3 trường THPT Vĩnh Chân – Phú Thọ) 

Đề bài:  Anh (chị) hãy tóm tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. (sách giáo khoa ngữ văn 11)

BÀI LÀM

      Nguyễn Tuân sinh năm 1910 trong gia đình Hán học đã tàn tại mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Ông học hết bậc thành chung và cầm bút từ những năm 30 của thế kỷ trước. Với ý thức trách nhiệm và niềm say mê lao động nghệ thuật, ông đã trở thành cây bút lớn trong văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Nguyễn Tuân là trí thức giàu lòng yêu nước và nặng tình với dân tộc. Lòng yêu nước nồng nàn của người trí thức say mê nghệ thuật ấy gắn với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, với quê hương, đất nước. Với Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển cao, ông viết văn để khẳng định cá tính của mình, thỏa lối sống phóng túng.

tom-tat-su-nghiep-van-hoc-cua-nguyen-tuan

Nguyễn Tuân coi trọng nghề nghiệp, biết giữ gìn nhân cách của người cầm bút. Không chỉ viết văn mà ông còn ham tường hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…Các sáng tác của Nguyễn Tuân được chia ra thành hai giai đoạn, trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Trước Cách mạng tháng Tám, tác phẩm của ông xoay quanh 3 đề tài lớn là “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp của quá khứ nay chỉ còn vang bóng và đời sống trụy lạc với các tác phẩm: Một chuyến đi (1938); Vang bóng một thời (1939); Chiếc lư đồng mắt cua (1941)… Sau Cách mạng ông đem ngòi bút của mình cống hiến cho Đảng cho nhân dân lao động. Nguyễn Tuân là trường hợp điển hình của người nghệ sĩ lãng mạnh chuyển biến thành nghệ sĩ cách mạng. Nhắc tới ông, người ta nhớ tới một nghệ sĩ suốt đời đi tìm hiểu và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, một cây bút tài hoa, độc đáo, uyên bác và sâu sắc.

Loading...

Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân được hiểu là luôn luôn thay đổi để tìm được những cảm giác lạ, thoát khỏi trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Đây là một quan điểm tiêu cực khi ông có tâm trạng bất mãn trước thời cuộc. Tuy nhiên, khi viết về chủ nghĩa xê dịch ông cũng bày tỏ tấm lòng tha thiết của mình với quê hương bằng những trang văn đầy tài hoa. Bên cạnh đó, thời kỳ trước Cách mạng, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp Vang bóng một thời, vẻ đẹp của quá khứ nay chỉ còn vang bóng khi ông viết về những nho sĩ cuối mùa, tài hoa, bất đắc chí và những thú chơi tao nhã, sang trọng.

Các tác phẩm xoay quanh đời sống trụy lạc trước Cách mạng của Nguyễn Tuân cho người đọc thấy cái tôi hoang mang, bế tắc tìm cách thoát ly trong đàn, hát, rượu và thuốc phiện; Nhưng chính từ cuộc đời nhem nhuốc ấy cái tôi cá nhân khao khát vươn lên sự thanh cao, tinh khiết bằng đôi cánh nghệ thuật.

Phong cách tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện ở việc vận dụng tri thức của mọi ngành khoa học khác nhau như địa lý, lịch sử, văn hóa, quân sự, thể thao để làm giàu cho trang viết của mình. Ông luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ đối lập với cái thô lỗ, thấp hèn. Bề sâu của tấm lòng tài hoa ấy là tấm lòng yêu nước, tha thiết với cái đẹp, với phong tục và thiên nhiên…

Sau Cách mạng, cái đẹp được ông tìm thấy trong đại chúng những người dân lao động Việt Nam, không chỉ cần cù chịu khó trong lao động mà còn dũng cảm, hiên ngang trong chiến đấu, sang trọng tài ba trong tư thế với những tác phẩm tiêu biểu: Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972). Phong cách của ông chủ yếu thể hiện ở thể tùy bút, một thể văn độc tấu giàu tính chủ quan, rất tài hoa, uyên bác, tự do, phóng túng; mạch văn linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, kho từ vựng phong phú

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của dân tộc, ông mang đến cho người đọc những trang văn tuyệt vời, thấm đẫm một vẻ tinh khôi mơn mởn, căng tràn nhựa sống, ông chứng tỏ là một cây bút vừa tài hoa vừa uyên bác.

Tác giả: ANH ĐÀO

Tóm tắt sự nghiệp Văn Học của Nguyễn Tuân
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *