Đề Bài: "Truyện cổ tích không chỉ dạy ta biết yêu , biết ghét mà còn dậy ta biết ước mơ" Em hãy làm sáng tỏ điều này bằng những truyện cổ tích đã học, đã đọc.
BÀI LÀM
Chúng ta đã được bố mẹ ông bà kể cho rất nhiều truyện cổ tích, cũng đã được học rất nhiều truyện cổ tích, trong truyện cổ tích luôn có hai loại hình nhân vật một là thiện hai là ác, Nhân vật thiện luôn tạo cảm giác an toàn hạnh phúc cho người độ, nhân vật ác khiến chúng ta căm ghét phẫn lộn. Tuy nhiên truyện cổ tích không đơn giản chỉ dậy ta biết yêu biết ghét mà còn dậy ta biết ước mơ. Ước mơ về công bằng, công lý ước mơ về cuộc sống lo đủ.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, viết về những con người nhỏ bé để ước mơ về hạnh phúc công bằng công lý của những người dân lao động. Truyện cổ tích giúp định hướng gióa dục cho con người nhận ra cái tốt, cái xấu, cái thiện cái các và định hướng thái độ đúng đắn, yêu mến, trân trọng cái thiện cái tốt, lên án phê phán cái xấu cái ác. Trong mỗi câu chuyện cổ tích chúng ta đã từng độc nó giúp ta biết ước mơ mang đến nhiều giắc mơ đẹp hướng người ta đến những niềm tin sự lạc quan trong cuộc sống.
Trong truyện cổ tích luôn có sự phát triển nhân vật thiện ác rất rõ ràng và tác giả dân gian ngay từ đầu đã định hướng thái độ cho người độc với các tuyến nhân vật. Những nhân vật thiện, tốt thường được gọi là : Anh, chàng, nàng, cô…. Nhân vật ác được gọi là : Mụ , ả, bà, gã, hắn …. Truyện cổ tích luôn là cuộc chiến giữ thiện ác, cái thiện luôn bị cái ác áp bức. lừa gạt. Người độc luôn tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật, thấy sót thương bênh vực người thiện, hả hê trước nhân vật ác bị trừng phạt thích đáng. Nhân vật ác luôn làm cho người độc căm ghét và phẫn lộn. Kết thúc truyện cổ tích luộn là cái kết có hậu người hiền thì gặp lành, ác giả ác báo từ đố giúp định hướng thái độ đúng đắn cho người đọc.
Ngoài ra truyện cổ tích còn giúp chúng ta biết ước mơ. Kho tàng truyện cổ tích là sự bồi đắt nâng đỡ tâm hồn cho chúng ta những ngày bé. Ra đời trên cái nền hiện thực bức bối , ngột ngạt, truyện cổ tích với sự tham gia của các yếu tố thần kỳ đã giúp thế giới của những ước mơ đẹp với công bằng, ước mơ cuộc sống lo đầy thanh bình như những truyện cổ tích cây khế, thạch sanh…. Ước mơ tự do hôn nhân lấy nhà vua, công chúa, con nhà giàu như tấm cám, thạch sanh, sọ dừa…. ước mơ công việc lao động phù hợp như cây tre trăm đốt… từ đó truyện dậy ta vươn lên trên định hướng đến trân thiện mĩ.
Truyện cổ tích dậy con người những điều chân chính thiết thực chứ không phải ước mỏ viển vông xa vời những ước mơ ấy gấn liền trong cuộc sống bất công trong xã hội, nghèo khổ của người lao động, bất bình đẳng trong hôn nhân và sự khó nhọc trong lao động. Nó khiến côn người sống trong ngột ngạt, bức bối, sống trong đâu khổ, bất hạnh chính vì thế truyện cổ tích lấy xuất phát điểm là hiện thực để nhân dân thể hiện ước mơ.
Truyện cổ tích luôn có những giấc mơ đẹp nhưng nó chỉ trở thành hiện thực đối với những người lành, lương thiện như tấm, thạnh sanh. Còn những nhân vật cám, Lí thông sẽ gặp những điều sui sẻ, hại thân. Bởi vậy truyện cổ tích dậy ta phải trở thành người tốt trước khi ước mơ bay bổng lãng mạng.
Nhân vật chính trong truyện có thể gặp nhiều bất hạnh nhưng không bi quan, thất vọng như tấm bị giết hại nhiều lân nhưng vẫn sống lại có cuộc sống hạnh phúc. Thạch Sanh sống như địa ngục nhưng cuối cùng cũng được nhà vua gả con gái, có cuộc sống hạnh phúc, dân chúng thương yêu. Họ không mất niền tin mà luôn hi vọng sống tốt, sống thiện dạy cho ta sự lạc quan trong quộc sống.
Hiểu được giá trị của truyện cổ tích chúng ta cần có cách ứng xử đúng đắn, giữ gìn kho tàng truyện cổ tích, Truyện cổ tích bồi dưỡng tâm hồn con người sống thiện sống tốt hơn.
Nhận định "Truyện cổ tích không chỉ dậy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước mơ " đã góp một tiếng nói khảng định sự phong phú giàu chất nhân văn và sự sống bất diệt của truyện cổ tích truyền đến cho ta tình yêu, sự trân trọng với thể loại truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung.