(Kenhvanmau.com) – Sáng nay ngày 2/7, các thí sinh sẽ bắt đầu ngày thi thứ hai bằng môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài: 180 phút.
Theo thông tin trước đó từ Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn năm nay sẽ theo hướng mở, đòi hỏi thí sinh phải biết phân tích sự kiện, đặc biệt là sự kiện nóng trong xã hội, tương tự với đề thi năm 2015.
Đề thi và gợi ý giải môn Văn THPT Quốc Gia 2016
BÀI GIẢI GỢI Ý
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ
Câu 2: Hai biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh, ẩn dụ.
Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích thể hiện niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.
Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:
– Tiếng Việt rất phong phú.
– Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.
– Tiếng Việt có một quá trình hình thành lâu đời.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.
Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của câu “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng.
Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng manh. con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.
Câu 8: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng tập trung vào các ý sau:
– Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.
– Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.
– Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.
– Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 2 (4,0 điểm)
Yêu cầu chung:
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, bình luận ý kiến: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và ý kiến được nêu trong đề; thông báo được hướng giải quyết vấn đề.
Thân bài:
1. Tóm tắt thật ngắn gọn tác phẩm Vợ nhặt, nhấn mạnh được tình huống độc đáo của truyện.
2. Giải thích ý kiến:
– Tình huống bất thường: có thể xem là một sự việc diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể nhưng không thường xuyên xuất hiện trong đời sống.
– Khát vọng bình thường mà chính đáng: những mơ ước, mong muốn và dễ dàng đạt được. Đó là cái mọi người đều hướng tới.
– Ý nghĩa câu nói: ca ngợi tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: xây dựng cái bất thường trong cái bình thường.
3. Phân tích tình huống truyện:
a. Tình huống truyện bất thường, độc đáo vì tạo ra sự ngạc nhiên cho mọi người:
– Xóm ngụ cư ngạc nhiên trước việc Tràng có vợ.
– Bà cụ Tứ ngạc nhiên khi biết con trai có vợ.
– Bản thân anh Tràng cũng ngạc nhiên vì mình có vợ quá dễ dàng.
b. Tình huống truyện bất thường, độc đáo vì là tình huống éo le:
– Cùng một lúc với niềm vui là nỗi lo âu vì hạnh phúc có thể đánh đổi bằng cái chết.
– Xóm ngụ cư ai cũng lo âu cho hạnh phúc bấp bênh sắp tới của vợ chồng Tràng.
– Bà cụ Tứ cũng thể hiện nỗi lo âu kéo dài và ám ảnh, nghẹn ngào dàn dụa nước mắt.
– Chính Tràng cũng chợn và lo lắng cho tương lai của mình.
Tác giả: ANH ĐÀO