Home / VĂN HỌC / Đạo đức giả là một căn bệnh chết người nấp sau bộ mặt hào nhoáng

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người nấp sau bộ mặt hào nhoáng

(Kênh Văn Mẫu) – Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống. “ Đạo đức giả là một căn bệnh chết người nấp sau bộ mặt hào nhoáng

 Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.

Bài làm

   Con người đã, đang và sẽ phải đối mặt với vô số căn bệnh thế kỉ chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm như AIDS, ung thư, viêm màng não,…Một khi mắc phải chúng, tỉ lệ sống sót sẽ rất thấp. Nhưng ít ra, chúng còn có thể được phát hiện và chữa trị bằng y học. Xã hội còn tồn tại rất nhiều “căn bệnh” khó phát hiện, khó chữa trị, gây nguy hiểm không ở sức khỏe mà ở tâm hồn. “Đạo đức giả là căn bệnh chết người nấp sau bộ mặt hào nhoáng”, tác động xấu đến con người và cuộc sống.

   Vậy ta phải hiểu “đạo đức giả” có nghĩa là gì ?. “Đạo đức giả” là cụm từ chỉ những người “hai mặt”, sống giả dối, giả tạo không thật lòng nhưng không thể hiện điều đó ra bên ngoài. “Bộ mặt hào nhoáng” là ám chỉ vẻ bề ngoài trang nhã, lịch thiệp, tử tế, tốt đẹp. “Đạo đức giả nấp sau bộ mặt hào nhoáng” nói đến những kẻ “miệng nam mô bụng bồ dao găm”, tuy nhìn thánh thiện, trang trọng nhưng tâm hồn mục rữa, đạo đức suy đồi. Chính vì điều đó nên không phải ai cũng nhìn ra, cũng phân biệt được những kẻ có đạo đức giả với những người thực sự có đạo đức, khiến “đạo đức giả” trở thành một căn bệnh, một nạn dịch nhức nhối của xã hội, gây nguy hiểm cho con người.

dao-duc-gia-la-mot-can-benh-chet-nguoi-lap-sau-bo-mat-hao-nhoang

 Có một triết gia từng nói: “Đạo đức là những hành động mà một người làm để hoàn thành tính cách và nội tâm của mình. Mà đã là nội tâm, họ sẽ ít thể hiện chúng ra bên ngoài”. Trái ngược với điều đó, những kẻ đạo đức giả luôn làm việc trái đạo đức dưới cái cớ đạo đức, luôn cố ý khoe mẽ những hành động, những việc làm giả dối hòng tô vẽ cho bản thân. Đó là biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh “đạo đức giả” mà ví dụ điển hình của nó là trào lưu bán hàng đa cấp. Dưới danh nghĩa vô cùng hào nhoáng của một công ty lớn, có chi nhánh rộng khắp, dưới danh nghĩa của việc làm vô cùng đạo đức: giúp nông dân làm giàu, Liên kết Việt đã lừa được số tiền hàng tỉ. Chúng đã dùng những lời lẽ hoa mĩ để vẽ nên viễn cảnh giàu có, chúng nắm bắt tâm lí thoát nghèo của những nông dân cả tin, ít học, chúng dùng bộ mặt tử tế, lịch sự che lấp đi những tính toán, mưu mô đen tối, che lấp đi việc lừa đảo trục lợi. Đạo đức gải không chỉ biểu hiện ở hành vi lừu dối qui mô lớn, nó còn hàng ngày, hàng giờ len lỏi trong từng ngôi nhà, làng xóm. Đã bao giờ bạn bắt gặp một người hàng xóm hôm nay cười nói với mình, mai lại nói xấu mình với kẻ khác, đã bao giờ bạn chứng kiến những người rất ghét nhau, sẵn sàng đấu đá ngầm nhưng khi gặp mặt lại nói cười như thể họ rất hòa đồng, thân thiết? Đừng ngạc nhiên vì sự tồn tại hiển nhiên và gia tăng của đạo đức giả. Một khi đã trở thành căn bệnh thì phải rất phổ biến và hậu quả gây ra cho con người và xã hội cũng phải rất khủng khiếp, đáng quan ngại. Những người nông dân trot mang tiền đổ vào đa cấp để rồi mất cả chì lẫn chài, để rồi nghèo đói vẫn hoài nghèo đói, giọt nước mắt của họ rơi xuống, vì thất vọng, bẽ bang, vì mất phương hướng và quan trọng hơn là mất niềm tin. Friedrich có một câu nói nổi tiếng: “Tôi không buồn khi bạn lừa dối tôi, tôi buồn vì từ bây giờ tôi không thể tin bạn được nữa”. Những nông dân dù ít học nhưng một lần bị lừa dối cũng đủ để họ thêm nghi ngờ, dè chừng trước những sự giúp đỡ khác, khiến họ không cách nào phân biệt được đó liệu có thật không, là đạo đức giả hay chính là đạo đức. “Đạo đức giả” không những hủy hoại nhân cách con người mà còn cắt đứt niềm tin giữa người với người- thứ vốn là sợi dây kết nối xã hội. Sẽ ra sao nếu chúng ta sống trong một xã hội không còn chỗ cho đạo đức, niềm tin, sống trong một khu vực xung quanh toàn người nói người cười nhưng trái tim chai sạn yêu thương và đầu  óc toàn ý nghĩ lợi dụng, sẽ ra sao nếu một lúc nào đó, ta chỉ có thể tin vào chính mình hoặc cũng sẽ bị lây bệnh mà không hay?

Loading...

Nhưng chính chúng ta cũng nên thừa nhận, con người đã tạo điều kiện cho đạo đức giả xuất hiện và làm gia tăng chúng. Chẳng có ai muốn tự bôi xấu bản thân hay che đi những việc làm tốt đẹp, chẳng có ai là hoàn hảo cũng như sẵn sàng đối mặt với sai lầm của chính mình. Họ lần lượt chọn đeo một chiếc mặt nạ tô vẽ những cảm xúc khác hẳn với cảm xúc thật, họ biến cuộc sống thành một vở kịch và đóng vai diễn viên. Cũng có nhiều người đóng vai ác chọn mặt nạ của kẻ phúc hậu, mang vẻ mặt ấy bước vào đời, dối lừa chính bản thân và những người cả tin khác, mang cái danh đạo đức để xây dựng hình ảnh hoàn mĩ của mình trong mắt mọi người. Con người không phải nguyên nhân duy nhất. Xã hội bất ổn định, kinh tế phát triển không lành mạnh và một loạt tình trạng bất công khiến con người hình thành thứ bản năng tự bảo vệ mình hoặc những kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo. Chưa bao giờ, hiện tượng đạo đức giả trở nên nhức nhối đến vậy. Những giải pháp để chữa lành nạn dịch này cũng được đưa ra cấp thiết. Làm thay đổi nhận thức và hành động của người khác là một điều khó nhưng nếu cả xã hội chung tay, không điều gì là không thể. Đừng ngại ngần mà hãy lên án thẳng thắn, trực tiếp những hành động của kẻ đạo đức giả, tự lấy bản thân làm tấm gương để người khác phản chiếu, thay đổi. Đừng lo lắng, xấu hổ mà hãy biết sống thật và yêu quí bản thân ,yêu thích thật thì dùng hành động thể hiện điều đó, nếu ghét bỏ thì tránh tiếp xúc hoặc cư xử xã giao, đừng bôi xấu hay nói xấu sau lưng, cũng đừng trở nên giảo hoạt, xu nịnh. Thành thật với cảm xúc của bản thân luôn là điều ý nghĩa nhất bạn có thể làm cho chính bạn. Còn với những hành vi lừa đảo, nhà nước, chính quyền nên mạnh tay xử lí, đòi lại công bằng, xây đắp lại niềm tin trong những người dân. Mà quan trọng hơn, phải hành động đúng đắn để giúp những kẻ đã lầm đường lạc lối suy nghĩ lại, nhận thức được việc làm của mình là sai trái, vi phạm đạo đức. Tóm lại, căn bệnh nào cũng sẽ được chữa trị nếu tìm ra đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lí, kịp thời.

Bản thân thế hệ trẻ như tôi đã được tiếp xúc với các bài học về đạo đức từ khi biết nhận thức và hành động. Từ những lời giải của thầy cô, lời dạy của cha mẹ, tôi tin rằng không chỉ tôi mà hàng ngàn người trẻ khác dẽ trở thành lực lượng quan trọng thay đổi cuộc sống, phát triển xã hội, đẩy lùi những nạn dịch gây ảnh hưởng xấu như đạo đức giả. Chính thế hệ trẻ sẽ làm điều mà thế hệ trước chưa hoàn thành được, để Việt Nam trở thành nơi đáng sống, đáng để mơ ước với những con người đáng yêu, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.

   Con người luôn bình đẳng, không phải xuất thân mà chính đức hạn tạo nên sự khác biệt. Đừng vì kẻ khác thích đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà lừa mình dối người, sống trái đạo đức, suy nghĩ của bản thân. Hãy chung tay và hành động để đạo đức giả biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất xinh đẹp này.

Nguồn tác giả: ANH ĐÀO

 

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người nấp sau bộ mặt hào nhoáng
5 (1) vote
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *