(Những bài văn hay) – Đức tính tiết kiệm trong thời kỳ đổi mới hiện nay. ( Đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa).
Đề bài: Đức tính tiết kiệm trong thời kỳ đổi mới
Bài làm
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên thì không phải vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. Vì thế tiết kiêm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người.
Vậy tiết kiệm là gì? Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Không những vậy, tiết kiệm còn được coi là cách sử dụng mọi của cải và những giá trị tin thần…một cách hợp lý, đúng mức, không lãng phí. Đây là một trong những đức tính quan trọng mà con người cần hướng tới.
Trong thời kỳ đổi mới, đức tính tiết kiệm rất quan trọng đối với mỗi người, tiết kiệm có nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không chỉ là vấn đề tiền bạc, mà ở mọi lĩnh vực của đời sống như thời gian, sức lực… Trong thời kỳ lịch sử, đức tính tiết kiệm vẫn chưa được đề cao. Thời phong kiếm sự xa xỉ, xa hoa của một số vị vua nhiều thời khiến nhân dân cực khổ, lầm than. Nhưng nếu có tiết kiệm thì giúp nhân dân chiến thắng giặc ngoại xâm, thiên tại… Và ngay nay, trong thời kỳ đổi mới, đức tính tiết kiệm vẫn vô cùng cần thiết. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, người giản dị nhưng không xềnh xoàng. Người mặc áo bà ba, đi dép lốp, lúc mặc áo ba- chứ không khoác áo vàng, áo bạc,áo vest vuốt keo. Người cũng từ nói cần kiệm liêm chính chí công vô tư có vẻ đẹp của dân tộc người từng nói.
“ Trời có bốn mùa xuân hạ thu đông
Đất có bốn phương đông, tay, nam, bắc
Người có bốn đức tính : Cần kiệm liêm chính
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
Không chỉ vậy, tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay , những kẻ có thói xấu” ném tiền qua của sổ” đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lý và thực hiện tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời Hồ chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải tiết kiệm thời giờ, sức lao đồng và tiền của. Việt nam vốn là một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân pháp và đế quốc mỹ kéo dài suốt mấy chục năm , nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tranh thử thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày giải phóng miền nam , thông nhất đất nước đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự xây dựng đất nước trong khu vực trong hòa bình theo lối đổi mới, mở của nên bước đầu có cuộc sống âm no, hạnh phúc. Tuy vậy việt nam vẫn là một trong những nước nghèo, chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, song hành với những cố gắng phát triển kinh tế, là học kỹ thuật , nhà nước đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây đất nước. Con người có được đức tính tiết kiệm là do ý thức được giá trị của thời gian, sức lực tiên bạc. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do họ sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội đất nước.
Đức tính tiết kiệm là một phẩm chất đáng quý của mỗi người. Những tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp. Và tiết kiệm cũng phải là dè xẻn,hay cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào có tiền chưa dùng đến nên gửi vào ngân hàng.
Tiết kiệm thực sự là một đức tính quan trọng của con người, đặc biệt là một trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Không chỉ là thực hiện một mình mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của cộng đồng, xã hội.
Tác giả: Victory VŨ