(Nghị luận xã hội) – Suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay. ( Bài làm đạt điểm 9 trường THPT Bình Giang – Hải Dương).
Đề bài: Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm.
Bài làm
Ngày xay, xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển cuốn theo là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bộn bề, bon chen cho đến những truyền thông, đạo lý làm người cũng bị xoay vào. Trong xã hội ấy, con người dường như đã trở nên vô hình với cuộc sống người khác, để mạnh ai nấy lo, phải ai tai nấy. Điều đó vô tình là con dao hai lưỡi giết chết những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thực trang tồn tại cho biểu hiện ấy chính là căn bệnh vô cảm mà không ít người trong xã hội mắc phải nó, không ngoại trừ giới trẻ.
Vô cảm là không có cảm xúc, không động lòng trước niềm vui hay nỗi buồn của người khác. Không phẫn nộ mà thờ ơ trước cái xấu, cái ác. Không đồng cảm trước những gian lao, khốn khó, tai ương của những người xung quanh. Ta bắt gặp hiện tượng này được phải ánh trên báo tuổi trẻ chủ nhật. Người đọc giật mình khi nghe thấy lời nói của cô bé mười lăm tuổi “ Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” Trong khi mẹ cô vừa bị và quẹt xe, đang mải cặm cụi nhặt đồ. Rồi cậu học sinh không thể kể được nghề nghiệp , sở thích của cha mẹ cậu hâm mộ. Ngay cả những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bao bọc chúng ta từ khi mới sinh ra như cha mẹ, ông bà, thầy cô, thế hệ trẻ lại có sự vô tâm đáng trách như vậy. Và điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.
Vậy, do đâu mà giới trẻ lại mắc căn bệnh vô cảm? có thể nói, tác động của kinh tế thị trường dẫn đến suy đồi về đạo đức, lối sống của giới trẻ. Và lối sống chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Con người chỉ chú ý tới lợi ích của bản thân, dửng dưng với cuộc sống của mọi người xung quanh. Bởi vậy, giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống, sở thích của mình mà không màng quan tâm tới vấn đề xung quanh, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ. Không chỉ vậy, nguyên nhân còn do bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực để hành vi, sở thích và nhân cách của con người. Hơn nữa, nhà trường và xã hội, thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ. Không chỉ vậy, nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như : Hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân cử, lòng vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu…
Nếu không khắc phục những hiện tượng này, chúng sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Đầu tiên, xã hội ngày càng trở nên băng hoại đạo đức. Từ vô cảm người ta dễ sinh ra các đức tính khác. Quá vô cảm họ trở nên vô ơn, ích kỷ, nhỏ nhen… Họ có thể rạo bước thong thả qua nỗi đau của đồng loại, vô tinh giẫm đạp lên đồng bào mình mà bước. Vô cảm dẫn đến ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác,.Ích kỷ làm người ta quên đi cách yêu thương nhau, họ quên đi cách trao gửi tình yêu thương. Sự vô cảm từ đấy mà trở nên phổ biến. Ai ai trong xã hội đều thờ ơ, vô tình “ Sống chết mặc bay” Chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy những hành động đẹp, những lời lẽ đẹp mà họ trao cho nhau. Con người khác động vất là bởi con người có ý thức sâu sắc hơn với cuộc sống. Con người sống cuộc sống tập thể đoàn kết hơn, có tình yêu thương với nhau hơn. Mất nó đi, con người với con người cũng chỉ như một loài động vật bình thường. Khi thiếu đi tình yêu thương, sự quan tâm, san sẻ thì xã hội mất đi cái văn minh, con người không thể cùng nhau đi lên được. Ông cha ta từng dạy con cháu, người hậu thế rằng “ Thương người như thể thương thân”, “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “ lá lành đùm lá rách”.
Vậy mà giờ đây, thế hệ trẻ lại quên đi lời dậy ấy, sống vô tâm với mọi người. Lối sống ấy là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh. Nhưng hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
Vậy nên, để tránh khỏi những hậu quả trên, bản thân con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất. Không chỉ vậy, gia đình, nhà trường, xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm về lối sống có trách nhiệm. Chúng ta, xã hội nên lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm thiếu trách nhiệm, ích kỷ.
Tóm lại, hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hội chửng cảnh thính như sét đánh giữa trời quan với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả chúng ta nói chung.
Tác giả: Anthony HỒNG KỲ