Home / VĂN HỌC / Suy nghĩ của em về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Suy nghĩ của em về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

(Nghị luận xã hội) – Suy nghĩ của em về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. ( Bài thi HSG Tỉnh Hải Phòng năm 2017)

Đề bài: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào” Nói không với tiêu cực trong thi củ và bệnh thành tích trong giáo dục.

Bài làm

     Trung thực là một viên ngọc quý của con người. Viên ngọc ấy cần được mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt , chúng ta cần trung thực trong môi trường học đường. Hiện nay để phát huy tính trung thực ấy, ngành giáo dục đang phát động phong trào” Nói không với tiêu cực trong thi củ và bệnh thành tích trong giáo dục”.

     Có thể nói, tiêu cực trong thi củ và bệnh thành tích trong giáo dục, trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó tồn tại dưới nhiều biểu hiện. Trước hết tiêu cực trong giáo dục như việc xin điểm, chạy điểm, mua bằng cấp giả, xin chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn, tồn tại những đường dây chạy điểm vào trung học phổ thông, đại học, những hành động thi hộ, thi thuê… hay chạy chức, chạy quyền…

suy-nghi-cua-em-ve-hien-tuong-tieu-cuc-trong-thi-cu-va-benh-thanh-tich-trong-giao-duc

Bên cạnh đó, việc báo cáo không đúng thực tế, bao che khuyết điểm để lấy thành tích, coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng. Học sinh học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm hoặc số giáo sư tiến sĩ, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cái tiến sáng tạo… Là những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục.

 Vậy, nguyên nhân là do đâu? Nhắc đến bản thân học sinh, sinh viên họ còn lười học, không có ý thức trong việc học tập, mải chơi bị cuốn vào những thú vui vô bổ, chùng chình, vòng vèo trong cuộc sống. Cũng có những bạn nghiện game, cờ bạc, tham gia vào các tệ nạn xã hội… là những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan phải kể đến gia đình không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao, quá nuông chiều con cái dẫn đến hậu quả ngược lại. Hoặc do nhà trường muốn có nhiều thành tích cao, thành tích xuất sắc hay do xã hội chưa có hệ thống luật chưa nghiêm khắc, cụ thể xã hội chưa coi trọng nhân tài, cổ hủ theo quan niệm gừng càng già càng cay. Bên lề là nhận thức của một số người chưa đúng đắn, hạn chế.

Loading...

Lợi bất cập hại, tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục gây cái hại thì nhiều mà cái lợi thì ít. Nhưng lợi ích đem lại hầu hết là lợi ích trước mắt cá nhân- không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn đạt được kết quả cao. Còn hậu quả để lại thực sự rất nghiêm trọng về lâu về dài. Các thế hệ học sinh được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nước ít nhân tài. Hiền tài là nguyên khí quốc gia khi nhân tài thực lại không được trọng dụng thì quốc gia càng ngày càng đi xuống, kém phát triển. Hơn nữa, học sinh còn có thói quen ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo , ỷ lại. Từ đó, vấn đề này manh nha cho những bất bình đẳng trong xã hội theo kiểu

" Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét là đa”

Vậy nên chúng ta cần tìm ra cách khắc phục. Trước tiên, học sinh cần nâng cao hiểu biết, nhận thức về giáo dục.Nhà trường phải giáo dục nhận thức cho học sinh và toàn thể xã hội để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thật sự họ mới có chỗ đứng trong xã hội hiện đại. Hơn nữa, xã hội phải thực sự coi trọng những người có kiến thức, có năng lực và đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ. Đất nước phải có một hệ thống phát luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm khắc, xử lý nghiêm những sai phạm, cách ra đề thi, chấm thi phải đổi mới để học sinh không thể tiêu cực.

        Trong nên kinh tế, tri thức lao động công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mọi người cần nhận thức đứng đắn về hành vi trong giáo dục của mình, Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục sẽ là hành động đẹp, có ích trong tương lai.

Tác giả: Victory VŨ
 

Suy nghĩ của em về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
4 (3) votes
Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *